Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng hồ chí minh TS Trần Thị Minh Tuyết (Trang 59 - 60)

III. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1. Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

* Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội

- Quan điểm của Mác-Ănghen: Dựa trên lý luận hình thái kinh tế - xã hội, mà cụ thể là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất và học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, Mác-Ănghen đã chứng minh rằng: hình thái kinh tế -xã hội tư bản chủ nghĩa tất yếu sẽ được thay thế hằng một hình thái

kinh tế xã hội cao hơn - hình thái kinh tế - xã hội CSCN mà giai đoạn đầu của nó là CNXH.

- Quan điểm của Lênin: Trong điều kiện CNTB từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, Lênin đã phát triển, bổ sung chủ nghĩa Mác về CNXH bằng cả lý

thuyết lẫn thực tiễn. Lý thuyết ở đây là lý luận cách mạng không ngừng. CNXH với tư cách

một chế độ xã hội sẽ là bước phát triển cao hơn và tốt đẹp hơn so với CNTB. Thực tiễn ở đây là Lênin đã lãnh đạo nhân dân lao động Nga thực hiện thành công CMT10, biến CNXH từ lý

thuyết trở thành thực tiễn, mở ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại. Lý thuyết và thực tế đó khẳng định tính tất yếu của CNXH.

* Quan điểm của Hồ Chí Minh về tính tất yếu của CNXH :

Khi bàn về tính tất yếu của CNXH, phương thức tiếp cận của Hồ Chí Minh là đi từ cái chung( nhân loại) đến cái riêng (châu Á) đến cái đặc thù (là Việt nam). Cụ thể như sau :

- Sự tất yếu của CNXH trên quy mô nhân loại : Tiếp thu học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác- Lênin, Hồ Chí Minh nhìn thấy tính tất yếu của CNXH trên quy mô nhân loại bắt nguồn từ sự phát triển không ngừng của sức sản xuất xã hội. Người viết: ‘’ Cách sản xuất và sức sản xuất phát triển và biến đổi mãi, do đó mà tư tưởng của người, chế độ xã hội, v.v., cũng phát triển và biến đổi. Chúng ta đều biết từ đời xưa đến đời nay, cách sản xuất từ chỗ dùng cành cây, búa đá phát triển dần đến máy móc, sức điện, sức nguyên tử. Chế độ xã hội cũng phát triển từ cộng sản nguyên thuỷ đến chế độ nô lệ, đến chế độ phong kiến, đến chế độ tư bản chủ nghĩa và ngày nay gần một nửa loài người đang tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa và chế độ cộng sản chủ nghĩa. Sự phát triển và tiến bộ đó không ai ngăn cản

được’’118. Người còn viết: ‘’ Xã hội từ chỗ ăn lông ở lỗ, tiến dần đến xã hội nô lệ, tiến dần

chế độ phong kiến, tiến đến xã hội tư bản, rồi tiến đến xã hội chủ nghĩa’’119

- Sự tất yếu của CNXH trên quy mô châu Á: Ngay từ những năm 1920, trên cơ sở phân tích đặc điểm của xã hội phương Đông về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, Hồ Chí Minh đã khẳng định: ‘’ Chủ nghĩa xã hội nhập vào châu Á dễ dàng hơn vào châu Âu’’120. Tại sao vây? Đó là do xã hội phương Đông có những điều kiện thích hợp để tư tưởng đó bắt rễ, nảy mầm. Cụ thể:

+ Dưới góc độ tư tưởng: Sự tồn tại lâu đời của tư tưởng Nho giáo như tư tưởng về

‘’xã hội đại đồng’’, ‘’thế giới đại đồng’’ với những đặc trưng như ’’vi công’’, ‘’tuyển hiền’’,

chăm lo cho xã hội hòa mục’’ …Những tư tưởng đó như nhịp cầu để tư tưởng cộng sản hiện

đại với những nét tương đồng có thể bắt rễ ở đây.

+ Dưới góc độ kinh tế- xã hội : Ở phương Đông tồn tại các điều kiện kinh tế - xã hội

cho phép tiếp nhận chủ nghĩa cộng sản hiện đại. Ví dụ: chế độ ‘’công điền, công thổ’’ chiếm

22% diện tích canh tác; sự tồn tại của công xã nông thôn với tính tự quản khá cao.

+ Dưới góc độ chính trị thì CNTB và sự tàn bạo của nó ‘’đã chuẩn bị đất rồi. CNXH chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi’’121

118 Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2002, tập 8, tr. 282.119 Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2002, tập 7, tr. 54. 119 Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2002, tập 7, tr. 54. 120 Hồ Chí Minh : Toàn tập. t12, tr 554.

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng hồ chí minh TS Trần Thị Minh Tuyết (Trang 59 - 60)