Hò Chí Minh: Toàn tập t12, tr249.

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng hồ chí minh TS Trần Thị Minh Tuyết (Trang 70 - 72)

III. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

148 Hò Chí Minh: Toàn tập t12, tr249.

phải bồi dưỡng ý thức làm chủ, tâm lý làm chủ cho người lao động. Đã làm chủ thì phải tự lực

lo toan, không trông chờ, ỷ lại ; phải yêu quý gắn bó với công việc, tài sản đó vì những cái đó chính là của mình, kiểu như ‘’hợp tác xã là nhà, xã viên là chủ’’, người lái xe thì ‘’yêu xe như con, quý xăng như máu’’, người nông dân thì ‘’quý trâu như bạn’’…

+ Phải thực hiện công bằng xã hội.Hồ Chí Minh đã thấy do thiếu công bằng và dân chủ mà dẫn tới những xung đột xã hội căng thẳng. Vì vậy, Người nhắc nhở trong công tác phân phối lưu thông phải luôn nhớ:’’ Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên’’ ; ‘’ Muốn xây dựng tổ đổi công, hợp tác xã được tốt phải đoàn kết , phải làm cho mọi người tự nguyện tham gia, phải bàn bạc dân chủ và phải tính toán

cho công bằng.’’149

Tuy nhiên, theo Hồ Chí Minh, khi nói đến công bằng phải chú ý 3 điều:

Thứ nhất : công bằng không phải là cào bằng một cách bình quân, giỏi kém như nhau,

làm triệt tiêu động lực kinh tế.

Thứ hai: Không thể có công bằng một cách tuyệt đối nên phải rộng lương, không nên

kèn cựa lẫn nhau. Người nói:’’ Cố nhiên là Đảng, chính phủ trong lúc cân nhắc, phải công

bằng hợp lý, nhưng cán bộ rất đông, có hàng mấy vạn người nên không phải luôn luôn xếp đặt hợp lý được. Cố nhiên phải tìm cách làm cho công bằng hợp lý, nhưng cũng khó hoàn toàn, vì vậy kèn cựa địa vị là không nên , không tốt’’150

Thứ ba: Để đảm bảo công bằng trong phân phối, cán bộ làm việc này phải ‘’chí công

vô tư, phải biết chịu thiệt một phần nào đó. Chớ nên cái gì tốt thì giành cho mình, cái gì xấu

để cho người khác’’ 151

+ Phải sử dụng vai trò điều chỉnh của các yếu tố tinh thần khác: chính trị, văn hoá, đạo đức, pháp luật…

Về lý tưởng chính trị, Người nói : Muốn xây dựng thành công CNXH, ‘’cần có ý thức xã hội chủ nghĩa cao, một lòng một dạ phấn đấu cho CNXH’’152. Những biến động của hệ thống XHCN những năm qua đã cho thấy: nếu không có những con người kiên định lý tưởng XHCN thì CNXH không thể tồn tại được.

Về văn hóa, giáo dục: Người cho rằng, phải coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, ai tụt hậu tất yếu sẽ bị đào thải.

149 Sdd, t 9, tr 133.

150 Hồ chí Minh: Toàn tập, t8, tr 407-408.151 SDd, t9, tr 537. 151 SDd, t9, tr 537.

Về đạo đức: Người cho rằng con người được giáo dục về đạo đức thì nhu cầu hướng thượng lại càng cao, càng muốn theo đuổi những giá trị cao cả như chân lý, chính nghĩa, công

bằng, nhân đạo …Nhờ đó, sự cống hiến của họ cho xã hội càng nhiều hơn.

Về luật pháp: sống trong một xã hội con người phải biết tuân thủ luật pháp, nội quy

để trên cơ sở đó căn chỉnh hành vi các nhân cho phù hợp với lợi ích của xã hội..

Tóm lại, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, để phát huy động lực con người, cần nắm vững quan điểm toàn diện, thiết thực và hiệu quả.

* Thứ ba: Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến hiệu lực của bộ máy tổ chức chính

quyền nhà nước từ Trung ương tới địa phương.

* Thứ tư: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển

của CNXH. Đây là hạt nhân trong hệ động lực của CNXH.

* Thứ năm: phải kết hợp được với sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêu nước phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, phải sử dụng tốt những thành quả khoa học – kỹ thuật thế giới.

c.Về khắc phục các trở lực của CNXH: Nét độc đáo trong phong cách tư duy biện

chứng Hồ Chí Minh là ở chỗ bên cạnh việc chỉ ra những nguồn động lực phát triển chủ nghĩa xã hội, Người còn lưu ý, cảnh báo những trở lực kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa xã hội. Muốn làm tốt công tác này, theo Hồ Chí Minh phải chú ý đến các vấn đề sau:

- Phải đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Quan điểm của Hồ Chí Minh về việc này như sau:

+ Đó là căn bệnh rất nguy hiểm mà Người gọi là ‘’căn bê ̣nh chính, bệnh mẹ’’,153 ‘’một thứ vi trùng rất độc, do đó mà sinh ra nhiều chứng bệnh khác’’154. Vì vậy, không đấu

tranh với chủ nghĩa cá nhân thì chủ nghĩa xã hội chưa thể thắng lợi hoàn toàn.

+ Hồ Chí Minh chủ trương tiêu diê ̣t chủ nghĩa cá nhân nhưng bảo đảm lợi ích cá

nhân

- Phải đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu

+ Thứ bệnh này phá hoại động lực quan trọng nhất của chủ nghĩa xã hội là con người

vì ‘’ nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính…’’155

+ ‘’Trong phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu, giáo dục là chính, trừng phạt

là phụ’’. 156

153 Hò Chí Minh toàn tập, t 7, tr 92154 Sdd, t 5, tr 255.

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng hồ chí minh TS Trần Thị Minh Tuyết (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w