Hò Chí Minh:toàn tập, t9, tr 173.

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng hồ chí minh TS Trần Thị Minh Tuyết (Trang 42 - 43)

III. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

69 Hò Chí Minh:toàn tập, t9, tr 173.

đường đó phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở Việt Nam.

d. Giữ vững độc lập của dân tộc mình đồng thời tôn trọng độc lập của các dân tộc khác

Là một chiến sĩ quốc tế chân chính, Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc mình mà còn đấu tranh cho độc lập tự do của tất cả các dân tộc bị áp bức.

- Quan điểm của Người về vấn đề này như sau: + Nêu cao quyền dân tộc tự quyết

+ Ủng hộ các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới… vì “dân tô ̣c nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do’’

+ Phải liên kết phong trào đấu tranh ở mỗi quốc gia để chống kẻ thù chung. + Người có quan điểm “giúp bạn là tự giúp mình”,

+ Chủ trương phải bằng thắng lợi của cách mạng ở mỗi nước mà đóng góp vào thắng lợi

chung của cách mạng thế giới.

- Sự thể hiện trên thực tế:

+ Năm 1914, khi ở Anh, Người đã đem toàn bộ số tiền dành dụm được từ đồng lương ít ỏi để ủng hộ quỹ kháng chiến của người Anh và nói với bạn mình rằng: ‘’Chúng ta phải tranh đấu cho tự do, độc lập của các dân tộc khác như là tranh đấu cho dân tộc ta vậy’’70

+ Năm 1921, Người tham gia sáng lập’’ Hội liên hiệp thuộc địa tại Pháp’’.

+Năm 1930, trên cơ sở quyền dân tộc tự quyết, Người quyết định thành lập Đảng CSVN bởi đã khẳng định quyền dân tộc tự quyết thì cách mạng ở mỗi nước không thể do Đảng cộng sản của nước khác áp đặt, làm thay. Mặc dù sau đó dưới tác động của nhiều lý do thì Đảng ta đổi thành Đảng Cộng sản Đông dương nhưng khi có cơ hội( năm 1951) Hồ Chí Minh lại

quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương làm 3 Đảng riêng và ở Việt nam đó là Đảng lao động Việt nam.

+ Người nhiệt liệt ủng hộ cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc, các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân Lào và Campuchia…Trong thư gửi các đơn vị bộ đội ta chiến đấu ở Thượng Lào tháng 4/1953, Hồ

chí Minh đã phân tích:’’ Lần này là lần đầu tiên các chú nhận một nhiệm vụ quan trọng và vẻ vang này, tức là giúp nhân dân bạn. Mà giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình’’71

Điều cần lưu ý ở đây là: Nguyễn Ái Quốc không phải là người Việt nam đầu tiên nhận thức ra tầm quan trọng của đoàn kết quốc tế trong sự nghiệp cứu nước. Song nét đặc biệt của Người là đã đặt cách mạng giải phóng dân tộc của Việt nam vào dòng chung của phong trào cách mạng vô sản thế giới.

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng hồ chí minh TS Trần Thị Minh Tuyết (Trang 42 - 43)