Hồ Chí Minh: Toàn tập t8, tr 341.

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng hồ chí minh TS Trần Thị Minh Tuyết (Trang 77 - 78)

III. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

173 Hồ Chí Minh: Toàn tập t8, tr 341.

- Người nhấn mạnh đến việc tăng năng suất lao động trên cơ sở tiến hành công

nghiệp hóa XHCN. “Con đường phải đi của chúng ta, con đường công nghiệp hóa nước nhà…

Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa vẫn là mục tiêu phấn đấu chung, là con đường no ấm thật sự của nhân dân ta”174 (Con đường phía trước 20/01/1960)

- Đối với cơ cấu kinh tế, Hồ Chí Minh đề cập cơ cấu ngành và cơ cấu kinh tế vùng,

lãnh thổ.

+ Đối với cơ cấu ngành: Trong cơ cấu công- nông - thương, Người chủ trương : Thứ nhất: lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu. “’Vì nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực và nguyên liệu, đồng thời là một nguồn xuất khẩu quan trọng, nông thôn là thị trường tiêu thụ to lớn nhất hiện nay, cho nên cần phải cải tạo và phát triển nông nghiệp thì mới có cơ sở để phát triển các ngành kinh tế khác”175 (Ba mươi năm hoạt động của Đảng 06/01/1960).

Thứ hai: Củng cố hệ thống thương nghiệp làm cầu nối tốt nhất giữa các ngành sản

xuất của xã hội, thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của nhân dân. “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng

hòa trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc cần mở rộng công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp để nâng cao sức sản xuất và cải thiện đời sống của nhân dân”176 (Trả lời nhà báo Nhật Bản Sira Isi Bôn 05/10/1959).

+ Đối với cơ cấu kinh tế vùng, lãnh thổ, Người lưu ý:

Thứ nhất: ‘’Phải phát triển đồng đều giữa kinh tế đô thị và kinh tế nông thôn, giảm

dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa miền ngược và miền xuôi.

Thứ hai: Chú trọng phát triển kinh tế vùng núi, hải đảo, vừa tạo điều kiện không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của đồng bào, vừa đảm bảo an ninh quốc phòng cho đất nước vì đây chính là những thành lũy đầu tiên che chắn giặc ngoại xâm cho tổ quốc và cũng là những nơi luôn bị các thế lực thù địch lôi kéo, quấy rối.

- Đối với chế độ sở hữu và cơ cấu kinh tế nhiều thành phần: Người chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ và tương ứng với nó là nhiều hình thức sở hữu . 177 Người xác định rõ vị trí và xu hướng vận động của từng thành phần kinh tế.

+ Thứ nhât: Đối với kinh tế quốc doanh, cần ưu tiên phát triển để tạo nền tảng vật

chất cho chủ nghĩa xã hội, thúc đẩy việc cải tạo xã hội chủ nghĩa. “Theo điều 12 trong dự

thảo Hiến pháp sửa đổi, kinh tế quốc doanh là hình thức sở hữu của toàn dân, nó lãnh đạo 174 Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 10, tr. 40-41.

175 Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 10, tr. 13.176 Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 9, tr. 516. 176 Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 9, tr. 516.

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng hồ chí minh TS Trần Thị Minh Tuyết (Trang 77 - 78)