Hồ Chí Minh: Sdd, t1, tr90.

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng hồ chí minh TS Trần Thị Minh Tuyết (Trang 39 - 42)

III. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

60 Hồ Chí Minh: Sdd, t1, tr90.

61 Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2002, tập 1, tr 466.62 Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2002, tập 1, tr 467. 62 Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2002, tập 1, tr 467. 63 Măc- Ănghen sđd, tr. 623 -624

- Trong thời đại của mình, Hồ Chí Minh có những quan điểm sau về mối quan hệ

giữa dân tộc và giai cấp:

+ Nhận rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc và sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản nên đã đi tới nhận định: ‘’ cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự

nghiệp của chủ nghĩa cộng sản’’.

+ Rất coi trọng vấn đề dân tộc, đề cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, nhưng

Người luôn đứng trên quan điểm của giai cấp công nhân để nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc. Điều này thể hiện qua các nội dung sau:

Thứ nhất: Khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân và quyền lãnh đạo duy

nhất của Đảng Cộng sản.

Thứ hai: Chủ trương đại đoàn kết dân tộc rộng rãi trên nền tảng liên minh công nhân,

nông dân và tầng lớp trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Liên minh công nông được đề

cao bởi họ chiếm số lượng đông nhất, lại bị áp bức bóc lột nặng nề nhất nên ’’chí cách mạng càng quyết, lòng cách mạng càng đồng’’...Vì vậy, họ là ’’gốc của cách mạng’’

Thứ ba: Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để chống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ thù.

Thứ tư: Thiết lập chính quyền Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Thứ năm: Gắn kết mục tiêu độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.

b . Xác định nhiệm vụ giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, hàng đầu; giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp

* Tư tưởng Giải phóng dân tộc là nhiệm vụ trên hết, hàng đầu:

- Hồ Chí Minh đã nhâ ̣n thức được mối quan hê ̣ chă ̣t chẽ giữa dân tô ̣c và giai cấp trong cách ma ̣ng giải phóng dân tô ̣c theo con đường cách ma ̣ng vô sản. Tuy nhiên, khi vận dụng phải biết sáng tạo cho phù hợp với nhiê ̣m vụ cụ thể của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc đi ̣a, phù hợp với đặc điểm li ̣ch sử cụ thể của các nước phương Đông.

- Ỏ các nước thuô ̣c đi ̣a như Việt nam , vấn đề mâu thuẫn dân tộc nổi lên hàng đầu, gay gắt, quyết liê ̣t. Vì vậy, phải đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết, lợi ích của các giai cấp phải phục tùng lợi ích của dân tộc. Tại Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 8 ( tháng

5-1941) Hồ Chí Minh khẳng định một chân lý:“Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được ”64. Vì vậy, Hồ Chí Minh xác định: 64 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.7, tr.113

‘’Cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng giải quyết hai vấn đề : phản đế và điền địa nữa , mà là cuộc cách mạng chỉ giải quyết một vấn đề giải phóng dân tộc.

Vì vậy, cách mạng Đông Dương lúc này là cách mạng dân tộc giải phóng’’65…

Như vậy, nhiệm vụ giải phóng dân tộc đã được đặt lên trên nhiệm vị đấu tranh giai cấp.

* Giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp

Hồ Chí Minh giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm giai cấp, nhưng đồng thời giải

quyết vấn đề giai cấp trong vấn đề dân tộc như cái riêng phải nằm trong cái chung...Thực tế chứng minh: Cuộc xâm lược của Pháp ở Việt nam đó chính là cuộc xâm lược của giai cấp tư

sản Pháp . Vì vậy, giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi chủ nghĩa thực dân Pháp thì cũng là sự

giải phóng nhân dân lao động Việt nam khỏi sự bóc lột của giai cấp tư sản mà trước hết là tư sản Pháp. ( Tư sản Việt nam ra đời muộn nên yếu ớt về kinh tế, bạc nhược về chính trị nên mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân Việt nam và tư sản Việt Nam là không điển hình). Có nghĩa là : Giải phóng dân tộc khỏi chủ nghĩa thực dân là điều kiện, là tiền đề để giải phóng giai cấp vì thế, lợi ích của giai cấp phải phục tùng lợi ích của dân tộc; phải có độc lập dân tộc

rồi mới có địa bàn để tiến lên làm cách mạng XHCN.

Như vậy, quan điểm của Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn về nguyên lý khi cái riêng

phải nằm trong cái chung và hoàn toàn phù hợp với đặc điểm xã hội Việt nam với mâu thuẫn bao trùm là mâu thuẫn dân tộc.

c. Độc lập dân tộc phải gắn liền với CNXH:

Quan điểm về sự kết hơ ̣p chặt chẽ giữa vấn đề dân tô ̣c và giai cấp của Hồ Chí Minh thể hiện rõ nhất ở luận điểm: Độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đây cũng là sự khác biệt lớn nhất của con đường cứu nước của Hồ Chí Minh so với con đường cứu nước của ông cha khi họ gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa phong kiến hay CNTB và so với con đường giải phóng dân tộc của các nhà cách mạng ở nước khác .

- Việc lựa chọn con đường, phương hướng phát triển dân tộc sau khi giành độc lập dân tộc là điều rất quan trọng vì phương hướng sẽ quy định những yêu cầu và nội dung trước mắt của cuộc đấu tranh giành độc lập và mỗi phương hướng gắn liền với một hệ tư tưởng và một giai cấp nhất định.

- Từ thực tiễn phong trào cứu nước của ông cha và lịch sử nhân loại, Hồ Chí Minh khẳng định phương hướng phát triển của dân tộc Việt Nam trong bối cảnh thời đại mới là

chủ nghĩa xã hội. Vì sao phải như vậy?

+ Bởi vì ‘’chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân 65 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, t7, tr118-119.

tộc bi ̣ áp bức… khỏi ách nô lê ̣.’’66. Quan điểm này phản ánh quy luâ ̣t khách quan của sự nghiê ̣p giải phóng dân tô ̣c trong thời đa ̣i đế quốc chủ nghĩa. Thực tế đã chứng minh các cuộc

cách mạng tư sản và việc lập nên các nhà nước tư bản dã dẫn đến hiện tượng xâm lược thuộc địa. CNTB coi thuộc địa là một điều tất yếu. Chỉ có cách mạng XHCN mới quan tâm đến vấn

đề giải phóng thuộc địa. Họ quan tâm không chỉ xuất phát từ việc thừa nhận tinh thần tự

quyết của các dân tộc mà còn vì cuộc đấu tranh ở thuộc địa là một sức mạnh to lớn để tiêu diệt CNTB.

+ Bởi vì, chỉ có CNXH mới có mục đích xoá bỏ tình trạng bóc lột và áp bức giai cấp, giải phóng cho nhân dân lao động mà độc lập dân tộc thì phải gắn liền sự ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Người từng viết: “ Nước được độc lập mà dân không được hưởng

hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì”67. Điều này phản ánh mối quan hê ̣ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người.

- Sự thể hiện trên thực tế quan điểm đó: Trong cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí

Minh luôn có quan điểm gắn độc lập dân tộc với CNXH.

+ Trong Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh viết:

“... làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Thực

chất đây chính là con đường độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội. “Đi tới xã hội cộng sản” là hướng phát triển lâu dài nhưng việc xác định phương hướng như vậy sẽ quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong việc tiến hành cách mạng.

+ Năm 1960, trong bài viết kỷ niệm lần thứ 90 ngày sinh của Lênin “’Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin”” Người khẳng định: ‘’chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản

mới giải phóng được các dân tộc áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ.”68

Vì vậy, Người yêu cầu: “Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã

hội vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm”.69

Tóm lại: Theo quan điểm của Hồ Chí Minh: độc lập dân tộc là điều kiê ̣n tiên quyết để tiến lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân

tộc. Ở đây, chủ nghĩa yêu nước truyền thống đã được phát triển thành chủ nghĩa yêu nước

hiện đại: yêu nước phải gắn liền với yêu CNXH; độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Con 66 Hồ Chí minh toàn tập, t10, 128

67 Sđd: t.4, tr.5668 Sdd, t10, tr 128

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng hồ chí minh TS Trần Thị Minh Tuyết (Trang 39 - 42)