Quan niệm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng hồ chí minh TS Trần Thị Minh Tuyết (Trang 61)

III. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Việt nam bởi vì:

+ Thứ nhất : Đó là xu thế chung của loài người từ sau cách mạng tháng 10 – xu thế quá độ lên CNXH .

+ Thứ hai: Việt nam là một dân tộc phương Đông có nhiều điều kiện để CNXH thâm

nhập và nhất là khi dân tộc ấy đã giành được độc lập dân tộc bằng con đường cách mạng vô sản do các con đường khác đã bế tắc.

+ Thứ ba: Chỉ có CNXH mới đáp ứng được các nhu cầu’’độc lập-tự do-hạnh phúc ‘’

của xã hội Việt Nam lúc đó.

Khẳng định điều tất yếu này, năm 1949, trong bài Đảng ta, Hồ Chí Minh đã viết:’’ Giặc Pháp đàn áp cách mạng Việt nam một cách vô cùng dã man. Hàng ngàn, hàng vạn đảng viên và quần chúng đã bị giết chết, bị tù đày, Giặc Pháp đã xoa tay mừng rằng cộng sản Việt nam hết rồi. Chúng nào có hiểu: có thể ngăn sông, có thể đào núi nhưng không có lực lượng nào có thể ngăn trở chủ nghĩa cộng sản phát triển và thực hiện’’122 Sau này, Người nói:’’ Miền Bắc nước ta đang tiến dần lên CNXH. Đó là yêu cầu cấp bách của hàng chục triệu người lao động’’123

Tóm lại: Hồ Chí Minh đã khẳng định: CNXH là một hướng đi tất yếu của Việt nam

2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam Việt Nam

a. Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về bản chất của CNXH.

- Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH từ quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin mà cụ thể ở đây là quan điểm về hình thái kinh tế - xã hội và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ( tức là tiếp cận dưới góc độ kinh tế- chính trị ).

- Đồng thời, Hồ Chí Minh bổ sung những cách tiếp cận mới về CNXH.

+ Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH từ lập trường, khát vọng giải phóng dân tộc, giải

phóng con người một cách triệt để. CNXH là phương thức thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội (trong đó có giải phóng giai cấp), giải phóng con người để rồi:’’

sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện phát triển tự do của mọi người’’. Sau này, Người đã viết: ‘’Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo quốc tế thứ III…dần dần tôi hiểu được rằng, chỉ có CNXH,

CNCS mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ’’124. Vì vậy, Người lựa chọn con đường này cho cách mạng Việt Nam.

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng hồ chí minh TS Trần Thị Minh Tuyết (Trang 61)