III. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
41 Bộ GD&ĐT, Giáo trình CNXHKH,
+ Vạch trần thực chất xấu xa của chủ nghĩa thực dân là sự xâm lược, bóc lột mặc dù ‘’ chủ nghĩa tư bản thực dân luôn luôn điểm trang cho cái huy chương mục nát của nó bằng những châm ngôn lý tưởng Bác ái, Bình đẳng…”42
+ Lên án mạnh mẽ chế độ cai trị hà khắc của thực dân Pháp trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục.
+ Chỉ rõ ở các nước thuộc địa thì mâu thuẫn giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa
đế quốc mới là mâu thuẫn chủ yếu, không thể điều hoà được, chứ không phải là mâu thuẫn
giai cấp. Do cấu trúc kinh tế, đặc điểm văn hóa ở phương Đông không giống như ở phương Tây nên sự phân hóa giai cấp ở phương Đông cũng khác so với phương Tây: “Những địa chủ hạng trung và hạng nhỏ và những kẻ mà ở đó được coi là đại địa chủ thì chỉ là những tên lùn tịt bên cạnh những người trùng tên với họ ở châu Âu và châu Mỹ”. “Nếu nông dân gần như chẳng có gì thì địa chủ cũng không có vốn liếng gì lớn…, nếu thợ thuyền không biết mình bị bóc lột bao nhiêu thì chủ lại không hề biết công cụ để bóc lột của họ là máy móc; người thì chẳng có công đoàn, kẻ thì chẳng có tơrớt… Sự xung đột về quyền lợi của họ được giảm thiểu. Điều đó, không thể chối cãi được”43. Tức là : cuộc chiến tranh giai cấp ở phương
Đông (cụ thể là Đông Dương) không khắc nghiệt như ở phương Tây.
- Từ đó, Hồ Chí Minh vạch ra thực chất của vấn đề dân tộc ở thuộc địa là các vấn đề: + Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, xóa bỏ ách thống trị của nước ngoài
+ Giành độc lập dân tộc, thực hiện quyền dân tộc tự quyết. + Thành lập Nhà nước dân tộc độc lập
Như vậy, Hồ Chí Minh đã làm giàu cho chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề dân tộc khi Người tập trung bàn về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, về đấu tranh giải phóng
dân tộc ở thuộc địa.
b. Quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung của độc lập dân tộc
* Cách tiếp cận vấn đề độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh là tiếp cận từ quyền con
người
Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã tìm hiểu và tiếp nhận những
nhân tố tiến bộ của các cuộc cách mạng tư sản phương Tây về ‘’quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc’’ của mỗi con người, mỗi cá nhân đã
từng được đúc kết trong các bản Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791 của cách mạng Pháp. Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đó là những
lẽ phải không ai có thể chối cãi được”.