Xem: Vũ Quang Hiể n: Qúa trình hình thành Đảng CSVN.

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng hồ chí minh TS Trần Thị Minh Tuyết (Trang 26 - 27)

II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong

33 Xem: Vũ Quang Hiể n: Qúa trình hình thành Đảng CSVN.

4. Giai đoạn vượt qua thử thách, kiên trì con đường đã xác định cho cách mạng Việt Nam ( 1930-1945):

- Vào cuối những năm 20, đầu những năm 30 của thế kỷ XX, Quốc tế Cộng sản bị chi phối nặng bởi khuynh hướng “tả” mà cụ thể ở đây là: quá đề cao vai trò cách mạng ở các nước chính quốc( các nước tư bản), quá đề cao nhiệm vụ dấu tranh giai cấp, xác định lực lượng cách mạng chỉ gồm có công nhân và nông dân. Khuynh hướng này đã trực tiếp tác

động vào phong trào cách mạng Việt Nam. Biểu hiện rõ nhất là những quyết định được đưa ra

trong Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng họp từ ngày 14 đến 31 tháng 10 năm 1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc) theo sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản.

+ Hội nghị quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương.

+ Phê phán đường lối của Nguyễn Ái Quốc trong văn kiện đầu tiên là ‘’đã phạm những sai lầm rất nguy hiểm vì chỉ lo đến việc phản đế mà quên mất lợi ích giai cấp...’’34

+ Hội nghị ra nghị quyết “ thủ tiêu Chánh cương, Sách lược của Đảng” và phải dựa vào các nghị quyết của Quốc tế Cộng sản để ‘’làm cho Đảng Bốnsêvich hóa’’35

- Trong giai đoạn này, Nguyễn Ái Quốc đã kiên trì bảo vệ quan điểm của mình, không bị ảnh hưởng bởi khuynh hướng ‘’tả’’ khuynh đó. Vì sự khác biệt về quan điểm này mà một thời gian dài Người liên tiếp được cử đi học và không được giao nhiệm vụ. Đến mức, Người đã từng viết vào ngày 6/6/1938:’’ Đây là ngày mở đầu năm thứ 8 tình trạng không hoạt động

của tôi. Xin đồng chí giúp đỡ tôi thay đổi tình cảnh đau buồn này…đừng để tôi sống quá lâu

trong tình trạng không hoạt động và giống như là sống ở bên cạnh, sống ở bên ngoài Đảng ‘’36

- Nhưng thực tiễn đã chứng minh quan điểm của Nguyễn Ái Quốc là hoàn toàn đúng đắn.

+ Tháng 7 năm 1935, Đại hội VII Quốc tế Cộng sản đã phê phán khuynh hướng “tả”

trong phong trào cộng sản quốc và đưa ra 2 quan điểm mới – rất gần với quan điểm của

Nguyễn Ái Quốc: Thứ nhất: phải thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống phátxít và chiến tranh; thứ hai: Đối với các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, mặt trận dân tộc thống nhất

chống đế quốc có tầm quan trọng đặc biệt. Đây là sự trùng hợp với tư tưởng mà Nguyễn Ái

Quốc đã nêu trước đó tại hội nghị thành lập Đảng.

34 Văn kiện Đảng toàn tập, NXB TCQG, H, 1998, t2, trang 108-11335 Như trên. 35 Như trên.

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng hồ chí minh TS Trần Thị Minh Tuyết (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w