Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng hồ chí minh TS Trần Thị Minh Tuyết (Trang 46 - 47)

III. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

2. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản

mạng vô sản

* Cách lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh: Việc lựa chọn con

đường cách mạng với tư cách là một mô hình, phương hướng là một điều rất quan trọng, có

ý nghĩa quyết định sự thành bại của cách mạng giải phóng dân tộc.

Bằng phương pháp lịch sử cụ thể và phương pháp so sánh, Hồ Chí minh đã loại trừ

dần những mô hình giải phóng dân tộc không phù hợp với Việt nam

- Loại trừ mô hình giải phóng dân tộc của các phong trào cứu nước trước đó

+ Để giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, ông cha ta đã tìm nhiều

hướng đi khác nhau dưới sự lãnh đạo của các giai cấp khác nhau nhưng tựu trung lại, thời

kỳ này có ba hướng chính đã được đặt ra:

Thứ nhất: Khôi phục lại chế độ quân chủ phong kiến độc lập như phong trào Cần

Vương,

Thứ hai: Cải biến chế độ quân chủ phong kiến thành chế độ quân chủ lập hiến như

Phan Bội Châu.

Thứ ba: Thiết lập chế độ cộng hòa tư sản như Phan Chu Trinh76.

Tuy nhiên cả 3 hướng đi đó khác nhau song đều thất bại. Nguyên nhân chính dẫn đến thất bại là thiếu một đường lối và phương pháp đấu tranh đúng đắn trong điều kiện chủ

nghĩa đế quốc đã trở thành một hệ thống thế giới mà cụ thể ở đây là thiếu sự liên kết giữa dân tộc bị áp bức với giai cấp vô sản thế giới khi giữa họ đều có một kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.

+ Sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, chứng kiến sự thất bại và nhận ra hạn chế của

các con đường đó, Hồ chí Minh không dừng lại ở phương Đông như các nhà yêu nước khác

mà quyết sang phương Tây để tìm một con đường mới - Loại trừ mô hình Cách mạng tư sản vì:

+ Đó là những cuộc cách mạng không triệt để. Trên hành trình 10 năm bôn ba khắp

năm châu bốn biển, Nguyễn Ái Quốc đã để tâm tìm hiểu kỹ các cuộc cách mạng điển hình

trên thế giới như cách mạng Mỹ (4/7/1776) và cuộc cách mạng Pháp (14/7/1789). Người nhận

thấy: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh

không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài

thì nó áp bức thuộc địa…”.77 Vì vậy, công nông ở các nước đó ‘’vẫn cứ lo tính cách mệnh lần

thứ hai’’. Từ đó, Nguyễn Ái quốc khẳng định con đường cách mạng tư sản không thể đưa lại độc lập, hạnh phúc cho nhân dân các nước nói chung, cho nhân dân Việt Nam nói riêng

+ Không chỉ vậy, khi tìm hiểu chủ nghĩa đế quốc và chính sách thực dân của họ ở các thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức ra: ‘’Cội nguồn của những đau khổ của nhân loại

là ở các nước đế quốc chính quốc. Trên thế gian này con người có nhiều màu da khác nhau,

nhưng chung quy lại chỉ có hai hạng người: hạng người bóc lột và hạng người bị bóc lột… Nhân dân lao động ở đâu cũng cực khổ như nhau’’.78

Có nghĩa là, chủ nghĩa tư bản và cách mạng tư sản không phải là lối thoát cho quần

chúng lao khổ mà còn là đối tượng cần lật đổ của nhân dân lao khổ. Bởi lẽ đó, Người không

đi theo con đường cách mạng tư sản.

- Lựa chọn con đường cách mạng vô sản bới nhận thấy những mặt ưu việt của nó:

+ So với các cuộc cách mạng tư sản thì chỉ có cách mạng tháng Mười Nga là thành

công triệt để vì ‘’dân chúng số nhiều được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật”.79 + Đó còn là một cách mạng giải phóng dân tộc. Nó “... mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc và cách mạng giải phóng dân tộc.”

+ Sau khi CMT10 Nga thắng lợi, Lênin đã thành lập Quốc tế III và Quốc tế III là tổ chức Quốc tế duy nhất “đã bênh vực cho các dân tộc bị áp bức”.

Vì vậy, Người khẳng định: “Muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường 77 Hồ Chí Minh toàn tập: tập 2, tr 274.

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng hồ chí minh TS Trần Thị Minh Tuyết (Trang 46 - 47)