Xem: tác phẩm Thường thức chính trị (1953), Hồ Chí mInh tonaf tập, t7, tr249.

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng hồ chí minh TS Trần Thị Minh Tuyết (Trang 78 - 80)

III. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

177 Xem: tác phẩm Thường thức chính trị (1953), Hồ Chí mInh tonaf tập, t7, tr249.

nền kinh tế quốc dân và Nhà nước phải đảm bảo cho nó phát triển ưu tiên… Chúng ta phải

phát triển thành phần kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội và thúc đẩy việc cải tạo xã hội chủ nghĩa”178 (Báo cáo về dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa 1 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 18/12/1959).

+ Đối với kinh tế hợp tác xã, Nhà nước cần đặc biệt khuyến khích, hướng dẫn và giúp

đỡ phát triển vì đây là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động. Tổ chức hợp tác xã phải theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, dần dần, từ thấp đến cao chống chủ quan, gò ép, hình thức. “Đường lối cải tạo xã hội chủ nghĩa của Đảng đối với nông nghiệp là đưa nông

dân làm ăn riêng lẻ đi dần từ tổ đổi công (có mầm mống xã hội chủ nghĩa), tiến lên hợp tác xã cấp thấp (nửa xã hội chủ nghĩa), rồi tiến lên hợp tác xã cấp cao (xã hội chủ nghĩa)”179. (Ba mươi năm hoạt động của Đảng 06/01/60). “Theo điều 13, kinh tế hợp tác xã là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động; Nhà nước đặc biệt khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ cho nó phát triển”180 (Báo cáo về dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa 1 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 18/12/1959). Quan điểm này của Hồ chí Minh hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Anghen:’’ Phải cho người nông dân có thời gian suy nghĩ trên luống cày của họ’’, tức là phải tôn trọng hiện trạng nhận thức của con người.

+ Thứ ba: Đối với thành phần kinh tế cá thể, riêng lẻ như người làm nghề thủ công và lao động riêng lẻ khác: nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, ra sức hướng dẫn

và giúp họ cải tiến cách làm ăn, khuyến khích họ đi vào con đường hợp tác. “Đối với người

làm nghề thủ công và lao động riêng lẻ khác, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của họ, ra sức hướng dẫn và giúp đỡ họ cải tiến cách làm ăn, khuyến khích họ tổ chức hợp tác xã sản xuất theo nguyên tắc tự nguyện”181 (Báo cáo về dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa 1 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 18/12/1959).

+ Thứ tư: Đối với những nhà tư sản công thương, do vai trò và thái độ tốt của họ đối với cách mạng, ‘’nhà nước không xóa bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của họ mà ra sức hướng dẫn họ hoạt động nhằm làm lợi cho quốc kế dân sinh, phù hợp với kế

hoạch kinh tế của Nhà nước. Đồng thời Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ họ cải tạo theo

chủ nghĩa xã hội bằng hình thức công tư hợp doanh và những hình thức cải tạo khác”182 (Báo cáo về dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa 1 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 18/12/1959). 178 Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 9, tr. 588-590. 179 Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 10, tr. 14-15. 180 Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 9, tr. 588-590. 181 Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 9, tr. 588-590. 182 Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 9, tr. 588-590.

Như vậy, Hồ Chí Minh đã chỉ ra 4 hình thức sở hữu của thời kỳ quá độ và tương ứng với nó là 4 thành phần kinh tế. Chủ trương nhiều thành phần kinh tế chính là biểu hiện của tư

tưởng đại đoàn kết trong lĩnh vực kinh tế: “Chính phủ và nhân dân tôi sẽ tận tâm giúp giới

công thương trong công cuộc kiến thiết này. Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng”183 (Thư gửi các giới công thương Việt Nam 13/10/1945). “Chúng tôi chủ trương làm cho tư bản Việt Nam phát triển”184 (Trả lời một nhà báo nước ngoài 16/07/1947).

- Về quan hệ phân phối và quản lý kinh tế:

+ Quản lý kinh tế phải dựa trên cơ sở hạch toán, đem lại hiệu quả cao, sử dụng tốt các đòn bẩy trong phát triển sản xuất.

+ Người chủ trương và chỉ rõ các điều kiện thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng. Gắn liền với nguyên

tắc phân phối theo lao động, Hồ Chí Minh còn đề cập đến vấn đề khoán trong sản xuất: “Chế độ làm khoán là một điều kiện của chủ nghĩa xã hội, nó khuyến khích người công nhân luôn luôn tiến bộ, cho nhà máy tiến bộ. Làm khoán là ích chung và lại lợi riêng… làm khoán tốt thích hợp và công bằng dưới chế độ ta hiện nay”185. (Nói chuyện với cán bộ công nhân Nhà máy dệt Nam Định 24/04/57).

* Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội:

- Hồ Chí Minh nhấn mạnh tới vấn đề xây dựng con người mới “ muốn xây dựng CNXH trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”.

- Đề cao vai trò của văn hoá, giáo dục và khoa học kĩ thuật trong xã hội xã hội chủ

nghĩa. Người cho rằng, muốn xây dựng CNXH nhất định phải có học thức, cần phải có cả văn

hoá, chính trị, kĩ thuật và CNXH cộng với khoa học chắc chắn đưa loài người đến hạnh phúc vô tận.

- Người chủ trương phải coi trọng việc nâng cao dân trí, đào tạo và sử dụng nhân tài.

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng hồ chí minh TS Trần Thị Minh Tuyết (Trang 78 - 80)