III. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
93 Đảng cSVN: Văn kiện Đại hội Đảng VII, NXB ST, 1991, tr128.
a. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng
- Hồ Chí Minh đã tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin với luận điểm nổi tiếng: ‘’Cách
mạng là sự nghiệp của dân chúng bị áp bức’’ và đã kế thừa truyền thống “thân dân” cuả dân
tộc. Vì vậy, Người đặc biệt coi trọng vai trò cách mạng của quần chúng trong sự nghiệp cách mạng. Người viết:
“Gốc có vững cây mới bền
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”
- Sự thể hiện một cách thống nhất tư tưởng đó của Hồ Chí Minh trên thực tế:
+ Từ 1924, Hồ Chí Minh đã nghĩ đến cuộc khởi nghĩa vũ trang toàn dân, cuộc khởi nghĩa phải được chuẩn bị trong quần chúng. 94
+ Trong tác phẩm ‘’Đường Kách mệnh’’, Người đã chỉ rõ: “... cách mệnh là việc
chung của cả dân chúng chứ không phải việc riêng của một hai người”.95
- Trong quá trình chỉ đạo và hoạt động cách mạng sau 1945, quan điểm ‘’lấy dân làm
gốc’’ xuyên suốt quá trình chỉ đạo chiến tranh của Người với những câu nói bất hủ: “có dân là có tất cả”, “... dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi”…
b. Quan điểm của Hồ Chí Minh về lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc
- Với nhãn quan chính tri ̣ sắc bén, Hồ Chí Minh đã sớm nhâ ̣n rõ mâu thuẫn chủ yếu,
nổi bật trong xã hội Viê ̣t Nam lúc đó là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Viê ̣t Nam với chủ nghĩa đế quốc Pháp. Vì vậy, Người khẳng đi ̣nh: phải đoàn kết rộng rãi toàn dân trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Tư tưởng này của Người xuyên suốt qua trình chỉ đạo cách mạng
Việt Nam.
+ Trong Cương lĩnh Chính trị đầu tiên, Người xác định lực lượng cách mạng bao gồm cả
dân tộc: đại bộ phận giai cấp công nhân, nông dân, tư sản, trí thức, trung nông…Chỉ bộ phận nào ra
mặt phản cách mạng thì mới đánh đổ’’96
+ Khi bùng nổ cuộc kháng chiến chống Pháp trên phạm vi toàn quốc, Người đã phát động
cuộc chiến tranh toàn dân:’’…Không phân chia tôn giáo , đảng phái, dân tộc … Hễ là người Việt
nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu nước’’97
+ Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Người đã ví:’’ 31 triệu đồng bào ta ở cả 2 miền … phải là 31 triệu chiến sĩ anh hùng diệt Mỹ. ..’’98
Như vậy, Hồ Chí Minh đã phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc trên cơ sở của lý luận Mác -xit để tạo dựng nên tư tưởng về lực lượng toàn dân, về mô hình chiến tranh nhân dân trong
cuộc đâu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc. Đây cũng là sự sáng tạo của Hồ Chí Minh, không chịu ảnh hưởng của khuynh hướng ‘’tả’’ của QTCS khi đó đã xác định lực lượng cách mạng chỉ
gồm có công nhân và nông dân.
- Cũng vì tư tưởng lực lượng cách mạng rộng rãi trên mà Nguyễn Ái Quốc đã từng bị
QTCS phê phán là’’quá chú trọng lợi ích dân tộc mà quên mất lợi ích giai cấp’’. Nhưng thực