cấp, quý, hiếm, có giá trị kinh tế cao
Nhờ có chính sách khuyến khích gây nuôi sinh sản kể cả các loài nguy cấp, quý, hiếm mà một số loài vẫn tồn tại. Điển hình là loài hươu sao đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên tại Việt Nam từ lâu. Một số thành công trong việc gây nuôi sinh sản nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm ở các địa phương như:
Loài cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis)
đang có nguy cơ tuyệt chủng rất cao ngoài tự nhiên, đang được phục hồi nhờ chương trình tái thả lại tự nhiên tại Vườn quốc gia Cát Tiên. Theo đánh giá sơ bộ, quần thể cá sấu tái thả tại đây đang được phát triển tốt. Hiện nay, đã có 5 trại nuôi cá sấu nước ngọt được đăng ký nuôi sinh sản với Ban thư ký CITES, hàng năm có trên 50.000 cá thể cá sấu được gây nuôi sinh sản.
Trăn đất (Python molurus), trăn gấm (Python
recticulatus): hai loài trăn này gây nuôi sinh sản phổ biến ở các tỉnh phía Nam, các sản phẩm xuất khẩu là da, thịt, trăn con sống. Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới xuất khẩu sản phẩm từ con trăn có nguồn gốc gây nuôi sinh sản.
Rắn hổ mang (Naja naja): nhiều địa phương đã
nuôi sinh trưởng, sinh sản thành công rắn hổ mang như ở Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc.
Nhiều loài động vật khác như lợn rừng (Sus
scrofa), hươu sao (Cervus nippon), ba ba
(Trionychidac), rùa (Testudines) và một số loài lưỡng cư cũng được gây nuôi sinh sản với số lượng lớn.
Trong khuôn khổ Dự án bảo tồn và phát triển
Sâm Ngọc Linh (Pamax Vietnamensis) có sự
tham gia của cộng đồng tại Lâm trường Ngọc Linh, Kon Tum thuộc nguồn vốn đầu tư từ dự án 5 triệu ha rừng, đến nay đã xây dựng vườn sâm giống với diện tích 5,87 ha.
Ngành thủy sản tiếp tục triển khai đề án “Lưu giữ nguồn gen và giống thủy sản” bằng việc triển khai một số đề tài nghiên cứu, sinh sản nhân tạo các loài cá, thân mềm bản địa, quý hiếm, có giá trị kinh tế, có nguy cơ tuyệt chủng. Đến nay, đã lưu giữ được 50 dòng với khoảng 60 giống thủy sản. Gần đây nhất là thành công trong nghiên cứu, sinh sản nhân tạo và chủ động sản xuất nguồn giống cá Anh vũ (Semilabeo obscurus), cá Hô (Catlocarpio siamensis). Đây là những loài quý hiếm có trong Dach lục đỏ và Sách đỏ Việt Nam (2007). Năm 2010, Viện Hải dương học Nha Trang đã nghiên cứu bước đầu thành công sinh sản nhân
tạo loài cá Ngựa Thân trắng (Hippocampus
kellogi) với kích thước lớn nhất có thể đạt đến là 35cm. Đây là loài cá ngựa quý hiếm, nằm trong Sách đỏ Việt Nam, Danh lục đỏ của IUCN (2007) và phụ lục II của Công ước CITES. Việc nuôi sinh sản thành công động vật hoang dã đã tạo cơ hội cho phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương, góp phần bảo tồn nguồn gen, giảm sức ép lên việc khai thác động vật hoang dã trong tự nhiên.
Ảnh : Nguy
ễn T
hị Liên Hương
Hộp 1.8: Nghiên cứu nhân giống vô tính loài Thông nước ở Tây Nguyên
Thông nước còn gọi là Thủy tùng, tên khoa học
là Glyptostrobus pensilis, xuất hiện cách đây
khoảng 10 triệu năm, là loài cây gỗ lớn, cao tới 25m, đường kính nhiều cây trên 1,3m. Thông nước được ghi trong Sách đỏ Việt Nam với bậc phân hạng rất nguy cấp (CR), đang có nguy cơ diệt chủng cao. Hiện trên thế giới chỉ còn tồn tại 2 quần thể Thông nước mọc tự nhiên với gần 150 cây con sót lại. Từ năm 2007 đến năm 2010, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và nhân giống, bảo tồn
Thủy tùng tại Việt Nam” và đã có những kết quả thành công bước đầu trong việc nhân giống vô tính cây Thông nước, mở ra những hy vọng cho việc bảo tồn và phát triển loài cây sắp bị tuyệt chủng này. Trong các phương pháp nhân giống, phương pháp ghép chồi trên gốc cây Bụt mọc được cho là có họ hàng gần gũi nhất với Thông nước – được ươm từ hạt nhập khẩu ở Mỹ về để thực hiện ghép chồi Thông nước, kết quả tỷ lệ sống đạt trên 70% và sau khi di thực ra môi trường tự nhiên vẫn phát triển tốt.
Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2010
Thông nước