Che phủ của rừng liên tục tăng

Một phần của tài liệu Bao cao quoc gia ve Da dang sinh hoc 2011 (Trang 28 - 30)

Từ năm 1990, công tác trồng rừng được thực hiện ở hầu hết các tỉnh. Nhờ đó, diện tích rừng và độ phủ của rừng tăng lên hàng năm. Trong khuôn khổ Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, giai đoạn 2006-2008 đã thực hiện trồng mới được 620.188 ha rừng (trong đó, rừng phòng hộ, đặc dụng 139.625 ha, rừng trồng sản xuất 480.563 ha).

Theo thống kê (Quyết định số 2140/QĐ-BNN- TCLN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 09 tháng 8 năm 2010), tính đến ngày 31/12/2009, Việt Nam có 13.258.843 ha rừng. Trong đó, 10.339.305 ha rừng tự nhiên (chiếm 78%), 2.919.538 ha rừng trồng (chiếm 22%), độ che phủ rừng đạt 39,1%, tăng 0,9% so với năm 2006 (38,2%), tăng 2,4% so với năm 2004 (36,7%). Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2010, diện tích rừng toàn quốc đạt khoảng 13.390.000 ha với độ che phủ đạt 39,5%. Độ che phủ của rừng tuy đã tăng nhưng vẫn còn thấp so với yêu cầu bởi diện tích đất trống đồi núi trọc vẫn còn nhiều (hơn 2 triệu ha).

Theo mục đích sử dụng, rừng được phân chia thành 4 loại như sau: rừng đặc dụng: 1,999 triệu ha, chiếm 15,08%; rừng phòng hộ: 4,833 triệu ha, chiếm 36,45%; rừng sản xuất: 6,288 triệu ha, chiếm 47,43% và rừng ngoài quy hoạch cho lâm nghiệp: 0,138 triệu ha, chiếm 1,04%.

2006 10.177,7 2.486,2 12.663,9 38,2 0,152009 10.339,3 2.919,5 13.258,8 39,1 2009 10.339,3 2.919,5 13.258,8 39,1 2010 10.304.8 3.083.3 13.388,1 39,5 Năm Rừng tự nhiên Rừng trồng Tổng cộng Diện tích rừng (1000 ha) Độ che phủ (%) Ha/đầu người

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010

Bảng 1.4: Biến động diện tích và độ che phủ của rừng Việt Nam (giai đoạn 2006 - 2010)

Rừng ngập mặn ở vườn Quốc gia Xuân Thủy

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2010

Biểu đồ 1.1: Diễn biến diện tích rừng giai đoạn 2005 - 2009

Biểu đồ 1.2: Mức độ gia tăng diện tích rừng ở Việt Nam giai đoạn 1990-2009 (diện tích rừng năm 1990 được cho là 100%)

Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2009

Theo báo cáo tổng kết Dự án “Trồng mới 5 triệu ha rừng” và kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2001-2010 của Chính phủ (báo cáo số 128/CP-BC ngày 09 tháng 8 năm 2011), năm 2005, tổng trữ lượng gỗ cả nước là 811,6 triệu m3. Trong đó, gỗ rừng tự nhiên là 758,2 triệu m3 và 9 tỷ cây tre nứa, trữ lượng rừng trồng là 53,4 triệu m3 (chiếm 6,5% tổng trữ lượng gỗ). Đến năm 2010, tổng trữ lượng gỗ cả nước là

935,3 triệu m3. Trong đó, gỗ rừng tự nhiên

chiếm 92,8% và 8,5 tỷ cây tre nứa, trữ lượng gỗ rừng trồng là 74,8 triệu m3 (chiếm 7,9 % tổng trữ lượng gỗ). So với năm 2005, trữ lượng gỗ của cả nước tăng được 123,7 triệu m3 (15,24%). Tuy nhiên, chất lượng rừng của một số trạng thái rừng giàu, trung bình, rừng ngập mặn thuộc rừng tự nhiên tiếp tục bị suy giảm. Nhờ sự phát triển của rừng, ĐDSH một số vùng bắt đầu phục hồi. Trong cơ cấu rừng trồng tỷ lệ các loài cây bản địa đã được tăng lên. Nhiều loài cây có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên đã được phát triển mạnh thông qua các chương

trình trồng rừng như Lát hoa (Chukrasia

tabularis), Dó bầu (Aquilaria crassna).

Một phần của tài liệu Bao cao quoc gia ve Da dang sinh hoc 2011 (Trang 28 - 30)