Biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu Bao cao quoc gia ve Da dang sinh hoc 2011 (Trang 61 - 63)

Chương 2 Những

2.4.2. Biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang diễn ra trên thế giới với các hiện tượng nhiệt độ tăng, nước biển dâng và kèm theo là thiên tai và các yếu tố thời tiết cực đoan. Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu.

Trong điều kiện biến đổi khí hậu, các hệ sinh thái vốn bị chia cắt ở Việt Nam sẽ phản ứng kém hơn trước với những sự thay đổi này và có thể sẽ không tránh khỏi sự suy giảm nhanh các loài sinh vật.

Theo kịch bản của Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường, Bộ TN&MT, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm của nước

ta tăng khoảng 2,30C, tổng lượng mưa năm và

lượng mưa mùa mưa tăng trong khi đó lượng mưa mùa khô lại giảm, mực nước biển có thể tăng từ 75cm đến 1m so với trung bình thời kỳ 1980-1999. Nếu nước biển dâng cao từ 75cm đến 1m thì khoảng 20 - 38% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long và khoảng 11% diện

tích Đồng bằng sông Hồng bị ngập. Cũng với kịch bản này, sẽ có 78 sinh cảnh tự nhiên quan trọng (27%), 46 Khu bảo tồn (33%), 9 khu vực đa dạng sinh học có tầm quan trọng bảo tồn quốc gia và quốc tế (23%) và 23 khu có đa dạng sinh học quan trọng khác (21%) ở Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nhiệt độ trung bình tăng sẽ làm thay đổi vùng phân bố và cấu trúc quần thể sinh vật của nhiều hệ sinh thái. Các nhà khoa học đã chứng minh được sự di cư của một số loài do sự ấm lên của trái đất. Theo kết quả điều tra sơ bộ (2003 - 2007) tại Vườn quốc gia Hoàng Liên cho thấy, hiện đang có sự dịch chuyển lên cao của một số loài cây đặc trưng thuộc các đai thực vật khác nhau. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng “dịch chuyển vành đai nhiệt lên cao”. Trong số đó, có Thông Vân San Hoàng Liên (loài đặc hữu), trước đây chỉ sinh trưởng ở độ cao 2200m - 2400m, thì nay chỉ có thể gặp ở độ cao 2400m - 2700m. Các loài Thông thích Xi- Pan, Thông thích SaPa và một số loài khác cũng đang có xu hướng “dịch chuyển” dần lên cao. Nhiệt độ tăng còn làm gia tăng khả năng cháy rừng, nhất là các khu rừng trên đất than bùn vừa gây thiệt hại tài nguyên sinh vật, vừa gia tăng lượng phát thải khí nhà kính làm gia tăng biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu cùng với sự suy giảm diện tích rừng đầu nguồn, sử dụng tài nguyên nước không hợp lý dẫn tới hiện tượng lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất… xảy ra ngày càng nhiều, hậu quả ngày càng nghiêm trọng đối với đời sống con người và môi trường.

Ở nước ta, những trận lũ lụt lớn xảy ra vào các năm gần đây như 2007, 2009, 2010 một mặt gây thiệt hại lớn về người và tài sản, mặt khác làm thay đổi lớn tới các hệ sinh thái, đặc biệt là HST nông nghiệp.

Biểu đồ 2.2: Lũ quét và số trận lũ quét ở vùng núi phía Bắc và các khu vực thuộc dãy Trường Sơn thời kỳ 1990-2009

Hạn hán, thiếu nước điển hình kéo dài liên tục nhiều tháng đã xảy ra trong các mùa khô gần đây 2004 - 2005, 2010 đã làm cho cháy rừng xảy ra trên diện rộng; cây trồng bị hạn hơn 254.000 ha, trong đó có trên 25.000 ha lúa, 178.000 ha cà phê, nhiều khu rừng lớn bị cháy, bị khô cằn, bị chết làm ảnh hưởng rất lớn và lâu dài đến đa dạng sinh học và các hệ sinh thái.

Một phần của tài liệu Bao cao quoc gia ve Da dang sinh hoc 2011 (Trang 61 - 63)