Vai trò và chức năng của các Bộ, ngành và địa phương trong quản lý nhà nước về đa

Một phần của tài liệu Bao cao quoc gia ve Da dang sinh hoc 2011 (Trang 71 - 74)

Chương 3 CHÍNH SÁCH

3.2.1. Vai trò và chức năng của các Bộ, ngành và địa phương trong quản lý nhà nước về đa

và địa phương trong quản lý nhà nước về đa dạng sinh học

Ở nước ta, công tác quản lý nhà nước về đa dạng sinh học là nhiệm vụ của tất cả các Bộ, ngành và địa phương. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn là hai cơ quan chịu trách nhiệm chính trong quản lý nhà nước về đa dạng sinh học, các Bộ, ngành liên quan khác và UBND tỉnh giữ vai trò phối hợp để thực hiện công tác này. Bảng 3.1, Bảng 3.2 và Bảng 3.3 mô tả nhiệm vụ quản lý nhà nước của các Bộ, ngành và địa phương đã được quy định ở 3 Luật chính: Luật Thủy sản, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Đa dạng sinh học.

Bảng 3.1: Một số nhiệm vụ quản lý nhà nước chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thực hiện một số luật Luật Thủy sản

Luật Bảo vệ và Phát triển rừng

Luật Đa dạng sinh học

Phối hợp với Bộ NN&PTNT thực hiện quản lý nhà nước về thủy sản theo quy định của Luật Thủy sản.

Phối hợp với Bộ NN&PTNT trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với bảo vệ và phát triển rừng.

Là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý nhà nước đối với đa dạng sinh học.

Chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan tổ chức lập, trình Chính phủ phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước.

Chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước.

Chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bộ, cơ quan ngang bộ khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, xác định loài ngoại lai xâm hại, thẩm định và ban hành Danh mục loài ngoại lai xâm hại.

Chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan quy định việc khảo nghiệm và việc cấp phép nuôi trồng, phát triển loài ngoại lai.

Thống nhất quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn gen.

Chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan nghiên cứu, đề xuất việc đàm phán, ký, gia nhập điều ước quốc tế về đa dạng sinh học.

Quy định cụ thể về hoạt động điều tra cơ bản, việc cung cấp, trao đổi và quản lý thông tin về đa dạng sinh học; thống nhất quản lý cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học quốc gia.

Chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng báo cáo về đa dạng sinh học.

Cơ quan của Chính phủ chủ trì việc quyết định thành lập và ban hành các quy định liên quan tới các khu bảo tồn biển có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế, lập quy hoạch, và phân loại và thiết lập các phân khu chức năng của các khu bảo tồn biển.

Chịu trách nhiệm bảo tồn, bảo vệ, nhân giống, và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Có trách nhiệm lập quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản, quản lý các khu vực khai thác thủy sản xa bờ, và thực hiện điều tra và đánh giá nguồn lợi thủy sản ở từng khu vực biển, ngư trường, sông và hồ lớn; công bố nuôi trồng thủy sản, khu vực khai thác nguồn lợi thủy sản, và xác định sản lượng khai thác hàng năm ở từng khu vực biển và từng ngư trường.

Chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi cả nước.

Chịu trách nhiệm bảo vệ rừng và phòng và chống cháy rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường, bao gồm lập danh bạ và quản lý và bảo vệ các loài động, thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm, và xây dựng các dự án thành lập khu rừng đặc dụng trên phạm vi cả nước.

Chủ trì công tác quản lý rừng đặc dụng, xây dựng quy hoạch rừng đặc dụng trên phạm vi toàn quốc và hướng dẫn xây dựng quy hoạch rừng đặc dụng cấp tỉnh, và quy hoạch cho từng khu rừng đặc dụng.

Chủ trì và phối hợp với UBND cấp tỉnh có liên quan lập dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia là khu rừng đặc dụng, vùng biển có diện tích nằm trên địa bàn của 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

Chịu trách nhiệm quản lý khu bảo tồn cấp quốc gia thuộc khu rừng đặc dụng trên cạn, vùng biển có diện tích thuộc địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

Thẩm định hồ sơ đề xuất đưa vào hoặc đưa ra các loài động, thực vật rừng nằm trong danh mục các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, cũng như bảo vệ giống cây trồng, vật nuôi đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng, và bảo vệ loài vi sinh vật và nấm đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe doạ tuyệt chủng.

Luật Thủy sản

Luật Bảo vệ và Phát triển rừng

Luật Đa dạng sinh học

Bảng 3.2: Một số nhiệm vụ quản lý nhà nước chính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thực hiện một số luật

Bảng 3.3: Vai trò của một số Bộ, ngành liên quan về quản lý đa dạng sinh học Bộ Công an Thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn truy bắt và lập hồ sơ tố tụng xét xử các cá nhân và tổ chức vi phạm quy định về bảo tồn ĐDSH, đặc biệt là trong lĩnh vực vận chuyển và buôn bán động vật hoang dã và lâm sản quý hiếm.

Bộ Công thương

Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại liên quan đến: bảo tồn, lưu giữ nguồn gen thuộc ngành mình; xuất khẩu, nhập khẩu; lưu hành hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen trên thị trường.

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thực hiện chức năng đào tạo về các chuyên ngành sinh học và sinh thái học như: động vật học, thực vật học, sinh lý và sinh thái học, bảo tồn thiên nhiên và tham gia các nghiên cứu liên quan. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Thẩm định trình phê duyệt các dự án từ các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của nước ngoài giành cho môi trường và đa dạng sinh học. Bộ Khoa học và Công nghệ Quản lý nhà nước trong lĩnh vực nghiên cứu, chuyển giao công nghệ nhằm bảo tồn, sử dụng bền vững tài nguyên sinh học và quản lý an toàn sinh học. UBND các tỉnh - Chỉ đạo các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học của các sở, ban ngành cấp tỉnh, thành phố. - Quản lý đối với

hầu hết rừng đặc dụng và các khu bảo tồn biển thuộc phạm vi của tỉnh.

- Chỉ đạo đối với lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học vào các chương trình, kế hoạch của các ban ngành ở cấp địa phương. Bộ Thông tin và Truyền thông

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng nhằm chia sẻ thông tin và chủ động tham gia của người dân vào việc bảo vệ đa dạng sinh học và quản lý an toàn sinh học.

Bộ Tài chính

Phê duyệt và phân bổ ngân sách về môi trường nói chung và đa dạng sinh học nói riêng.

Một phần của tài liệu Bao cao quoc gia ve Da dang sinh hoc 2011 (Trang 71 - 74)