Tham gia vào các điều ước quốc tế

Một phần của tài liệu Bao cao quoc gia ve Da dang sinh hoc 2011 (Trang 91 - 93)

b. Nguồn hợp tác quốc tế

3.8.1. Tham gia vào các điều ước quốc tế

Đến nay, Việt Nam đã ký kết bốn Công ước quốc tế và một Nghị định thư có liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học. Các điều ước ký kết này đã tạo ra một khuôn khổ pháp lý quốc tế quan trọng cho sự hợp tác giữa Việt Nam và các nước khác trên thế giới, đồng thời khẳng định cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc hội nhập quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học.

Hộp 3.5: Các thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam đang nghiên cứu tham gia

1. Công ước CMS về các loài hoang dã di cư. 2. Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn

gen và chia sẻ lợi ích.

3. Nghị định thư bổ sung Nagoya - Kuala Lumpur về nghĩa vụ pháp lý và bồi thường của Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học.

Hộp 3.6: Các thoả thuận quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học mà Việt Nam tham gia

1. Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (gọi tắt là Công ước Ramsar)

Thời điểm tham gia: 1989.

Cơ quan đầu mối quốc gia: Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường 2. Công ước về bảo vệ di sản văn hoá và

thiên nhiên thế giới 1972 (gọi tắt là Công ước di sản văn hoá thế giới hay còn gọi là Công ước Paris)

Thời điểm tham gia: 1987

Cơ quan đầu mối quốc gia: Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch.

3. Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (gọi tắt là Công ước CITES)

Thời điểm tham gia: 1994

Cơ quan đầu mối quốc gia: Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Công ước đa dạng sinh học (CBD) 1972 Thời điểm tham gia: 1994.

Cơ quan đầu mối quốc gia: Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. 5. Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh

học

Thời điểm tham gia: 2004

Cơ quan đầu mối quốc gia: Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Một phần của tài liệu Bao cao quoc gia ve Da dang sinh hoc 2011 (Trang 91 - 93)