d. Biến đổi khí hậu toàn cầu
4.3.3. Xây dựng và triển khai quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của
tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước
Tại Khoản 1, Điều 10 Luật Đa dạng sinh học đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan tổ chức lập, trình Chính phủ phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước. Đây là một nội dung mới và khó, tuy nhiên quy hoạch bảo tồn ĐDSH là một nội dung quan trọng trong công tác bảo tồn ĐDSH cần sớm được thực hiện. Quy hoạch bảo tồn ĐDSH dựa trên nền tảng cơ sở khoa học sẽ là yếu tố quan trọng then chốt cho việc thực hiện bảo tồn hiệu quả. Các nội dung yêu cầu trong Luật Đa dạng sinh học về quy hoạch bảo tồn ĐDSH cần được thực hiện đầy đủ. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể bảo tồn ĐDSH của cả nước, cần thiết lập được hệ thống bảo tồn tại chỗ và bảo tồn chuyển chỗ, phù hợp với các quy hoạch về phát triển kinh tế, xã hội và làm cơ sở để xây dựng các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực liên quan cũng như các quy hoạch bảo tồn ĐDSH cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
Hiện nay, mặc dù chưa có quy hoạch tổng thể về bảo tồn đa dạng sinh học nhưng một số địa phương, do nhu cầu trong công tác quản lý, đang tiến hành xây dựng quy hoạch đa dạng sinh học của tỉnh mình.
Để sớm hoàn thiện quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước cần thực hiện các giải pháp sau:
1. Phối hợp chặt chẽ với địa phương để hỗ trợ công tác xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh trong bối cảnh chưa có quy hoạch tổng thể. Đây sẽ là các kinh nghiệm thực tế phục vụ cho quá trình xây dựng quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học.
2. Khẩn trương xây dựng văn bản hướng dẫn tạm thời các địa phương trong công tác lập quy hoạch đa dạng sinh học cấp tỉnh. 3. Tiếp tục nghiên cứu cơ sở khoa học thực
tiễn để khẩn trương hoàn thiện quy hoạch đa dạng sinh học tổng thể của cả nước.