Khai thác trái phép gỗ

Một phần của tài liệu Bao cao quoc gia ve Da dang sinh hoc 2011 (Trang 48 - 50)

Chương 2 Những

2.1.1. Khai thác trái phép gỗ

Gỗ là sản phẩm chủ yếu của hầu hết các loại hình rừng, là nguồn nguyên liệu quan trọng và có quan hệ chặt chẽ đến các nhu cầu xây dựng, giao thông, đồ dùng gia dụng, công nghệ giấy sợi, công cụ cầm tay, nguồn chất đốt.... Theo số liệu thống kê của Tổng cục Lâm ngiệp, Bộ NN&PTNT (2009) cho thấy, trong khoảng thời gian từ năm 2000 tới năm 2009, sản lượng khai thác gỗ tăng hơn nhiều so với giai đoạn trước đó, trung bình sản lượng khai thác gỗ và

lâm sản ngoài gỗ hàng năm là 3,247 triệu m3.

Riêng năm 2010, sản lượng khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ ước tính là 4,950 m3.

Để hạn chế sự suy giảm diện tích và chất lượng rừng tự nhiên, Chính phủ Việt Nam đã ban hành hàng loạt các quy định để kiểm soát khai thác gỗ thương mại. Mặc dù vậy, các hoạt động khai thác gỗ lậu đã và đang diễn ra ngày càng trầm trọng và không thể kiểm soát được đối với tất cả các loại hình rừng, bao gồm cả rừng đặc dụng. Theo thống kê của Cục Kiểm Lâm, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tháng 01 năm 2011, số lượng lâm sản bị tịch thu năm 2010 lên đến 1.352,38 nghìn m3 gỗ tròn quý hiếm, 3.110,22 nghìn m3

gỗ xẻ quý hiếm và 12.936 động vật rừng hoang dã, trong đó có 508 con thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm. Việc xây dựng các đường vận tải gỗ thường tạo điều kiện cho các hoạt động săn

bắt động vật và khai thác lâm sản ngoài gỗ, gây áp lực càng lớn đối với các quần thể động, thực vật hoang dã vốn đã bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái và chia cắt sinh cảnh.

Gỗ quý khai thác trái phép ở Phước Sơn, Quảng Nam bị bắt giữ

Ảnh: Quốc Đô

Gỗ nghiến bị khai thác trái phép để làm thớt ở Bắc Kạn bị bắt giữ Ảnh: Minh Anh Kha i thác gỗ Ảnh: Đ ỗ V ăn T rường

Một phần của tài liệu Bao cao quoc gia ve Da dang sinh hoc 2011 (Trang 48 - 50)