Đánh bắt thủy sản bằng phương pháp không bền vững

Một phần của tài liệu Bao cao quoc gia ve Da dang sinh hoc 2011 (Trang 52 - 54)

Chương 2 Những

2.1.3. Đánh bắt thủy sản bằng phương pháp không bền vững

không bền vững

Khoảng 1/5 dân số Việt Nam sống dựa vào đánh bắt thủy sản để sinh sống. Các hoạt động này đóng góp một phần rất lớn cho nhu cầu thực phẩm của nhân dân và xuất khẩu. Tuy nhiên, việc gia tăng mức độ tiêu thụ cộng với việc quản lý đánh bắt kém hiệu quả đã dẫn tới việc khai thác thủy sản quá mức ở nhiều vùng làm suy giảm tổng lượng đánh bắt. Nhiều loài hải sản có giá trị cao bị suy giảm nghiêm trọng, như tôm hùm (Panulirus spp.), bào ngư (Haliotis spp.), điệp (Chlamys spp.)... Các kỹ thuật đánh bắt mang tính hủy diệt như dùng chất nổ, chất độc và sốc điện để đánh bắt cá đang lan tràn cả trong nội địa và vùng duyên hải gây ra mối đe dọa cao đối với hơn 80% rạn san hô của Việt Nam.

Theo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Cà Mau, trong những ngày đầu năm 2010, tình trạng ngư dân sử dụng kích điện vào khai thác thủy sản, hủy diệt nguồn lợi cá, tôm trên ngư trường biển Tây không kiểm soát được và ngày càng diễn biến phức tạp. Điều đáng báo động là ngoài những ghe cào, đẩy te... đánh bắt ven bờ có sử dụng kích điện, lực lượng kiểm ngư còn phát hiện rất nhiều tàu cá công suất từ 40 đến 100 CV trang bị bộ kích điện để khai thác thủy sản. Ở độ sâu 10 - 15 m, dòng điện 220V nối với lưới cá có gắn dây chì, kẽm gây giật các loài thủy hải sản đủ mọi kích

cỡ làm chúng không còn khả năng sống sót nhất là những loài tôm, cá chưa trưởng thành, dẫn đến suy kiệt nguồn lợi thủy sản.

Nghề cào bay bắt hết các loại cá, kể cả cá con, chưa trưởng thành

Ảnh: Dự án CWPDP

Lưới quàng để bắt Bò biển (Dugong dugon)

Một con Bò biển mắc lưới ở thảm cỏ biển Phú Quốc ngày 25/12/2003

Hộp 2.2: Khai thác huỷ diệt hải sản

Theo Thu An (2007) trên website của Bộ TN&MT, trên vùng biển Cà Mau, trung bình mỗi tàu câu mực trang bị 25 bóng đèn cao áp loại 3.000W, đã tạo ra một nguồn sáng tới 75.000W. Lớn nhất là những tàu trang bị tới 40-45 bóng đèn cao áp từ 3.000 tới 5.000W (Bộ Thủy sản (cũ) quy định các chủ tàu đánh cá chỉ có quyền sử dụng đèn công suất từ 300 đến 500W và mỗi tàu không được dùng quá 10.000W để đánh bắt hải sản). Nguy hiểm nhất là cảnh tượng vài ba chủ tàu cùng hợp sức vây bắt chung một luồng cá đồng loạt bật tất cả bóng đèn để kéo lưới. Đó là lúc ánh sáng tập trung cực mạnh vào một diện tích mặt nước có giới hạn khiến cho cá lớn, cá nhỏ đều bị thương tổn. Không chỉ nghề câu

mực, nghề lưới hủy diệt sinh thái biển ngoài khơi xa, ngay tại vùng cửa biển các sông Đốc, sông Cái Đôi Vàm, Rạch Gốc hoặc Khánh Hội cũng bị các chủ tàu nghề cào mé và đẩy ruốc đe dọa.

Theo Đặng Văn Thi, 2007, nghề “cào bay” là nghề mới du nhập vào vùng biển Tây Nam Bộ. Với tốc độ dắt lưới cao, độ mở miệng lưới lớn, lại hoạt động ở vùng nước ven bờ nên cá con là đối tượng khai thác của nghề này. Theo ước tính của Sở Thủy sản Kiên Giang (2005), có khoảng 816 phương tiện làm nghề cào bay với tổng công suất máy tàu là 165.750 CV đang hoạt động lén lút ở vùng nước ven bờ. Sản lượng của nghề này ước tính khoảng 65.000 tấn, trong đó có nhiều cá cơm con và các hải sản nhỏ khác chủ yếu dùng làm thức ăn nuôi cá lồng bè.

Một phần của tài liệu Bao cao quoc gia ve Da dang sinh hoc 2011 (Trang 52 - 54)