Xã hội hóa công tác bảo tồn đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu Bao cao quoc gia ve Da dang sinh hoc 2011 (Trang 105)

d. Biến đổi khí hậu toàn cầu

4.3.5. Xã hội hóa công tác bảo tồn đa dạng sinh học

hiện các giải pháp sau:

1. Phối hợp chặt chẽ với địa phương để hỗ trợ công tác xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh trong bối cảnh chưa có quy hoạch tổng thể. Đây sẽ là các kinh nghiệm thực tế phục vụ cho quá trình xây dựng quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học.

2. Khẩn trương xây dựng văn bản hướng dẫn tạm thời các địa phương trong công tác lập quy hoạch đa dạng sinh học cấp tỉnh. 3. Tiếp tục nghiên cứu cơ sở khoa học thực

tiễn để khẩn trương hoàn thiện quy hoạch đa dạng sinh học tổng thể của cả nước.

4.3.4. Củng cố và phát triển các cơ quan quản

lý nhà nước về bảo tồn đa dạng sinh học

Trước mắt, cần sớm phân định rõ ràng chức năng quản lý bảo tồn ĐDSH giữa các bộ, ngành; xây dựng, đào tạo và tăng cường lực lượng cán bộ nòng cốt cho công tác bảo tồn ĐDSH từ trung ương đến địa phương; tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, giữa trung ương và địa phương trong quản lý ĐDSH.

4.3.5. Xã hội hóa công tác bảo tồn đa dạng sinh học sinh học

Tiếp tục phát huy được sự đóng góp của khu vực tư nhân, tổ chức phi chính phủ, cộng đồng cho công tác bảo tồn. Muốn thực hiện được điều đó, ngoài việc tạo cơ chế chính sách khuyến khích phù hợp, cần tiếp tục thúc đẩy giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng đối ĐDSH, chú trọng tới vấn đề thay đổi mẫu hình tiêu thụ đối với ĐDSH.

Tiếp tục phát huy được sự đóng góp của khu vực tư nhân, tổ chức phi chính phủ, cộng đồng cho công tác bảo tồn. Muốn thực hiện được điều đó, ngoài việc tạo cơ chế chính sách khuyến khích phù hợp, cần tiếp tục thúc đẩy giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng đối ĐDSH, chú trọng tới vấn đề thay đổi mẫu hình tiêu thụ đối với ĐDSH. nguồn tài trợ quốc tế, vốn ODA và các nguồn thu khác. Đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng các

cơ chế tài chính mới để hỗ trợ cho công tác bảo tồn, trong đó ưu tiên nghiên cứu, áp dụng cơ chế chi trả dịch vụ đa dạng sinh học.

4.3.7. Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học vào mục tiêu bảo vệ môi trường học vào mục tiêu bảo vệ môi trường

Tăng cường lồng ghép các mục tiêu bảo vệ môi trường, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung, bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học nói riêng vào trong kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm của các Bộ, ngành, các kế hoạch, chương trình, dự án của các ngành và các chương trình, dự án quốc gia.

4.3.8. Xây dựng và thống nhất quản lý cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học sở dữ liệu về đa dạng sinh học

Cần triển khai chương trình kiểm kê đa dạng sinh học và xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học thống nhất trên phạm vi cả nước. Thúc đẩy thực hiện quy hoạch và vận hành hệ thống quan trắc ĐDSH, thiết lập chế độ báo cáo và công khai thông tin về ĐDSH.

4.3.9. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học

Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn ĐDSH thông qua các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, chia sẻ thông tin. Giữ vai trò tích cực, chủ động trong việc tham gia các Công ước quốc tế, hài hòa lợi ích quốc tế và quốc gia. Tiếp tục huy động các nguồn tài trợ song phương và đa phương cho bảo tồn ĐDSH, đặc biệt nguồn hỗ trợ từ Quỹ Môi trường toàn cầu, các chương trình hợp tác với Trung tâm ĐDSH ASEAN, Sáng kiến Toàn cầu về Bảo tồn hổ… .

Tăng cường thực hiện các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Nghiên cứu tính khả thi của việc tham gia các Công ước và Nghị định thư liên quan như Công ước về các loài di cư (CMS), Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, Nghị định thư bổ sung Kualar Lumpur - Nagoya về Nghĩa vụ pháp lý và Bồi thường trong khuôn khổ Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học.

Một phần của tài liệu Bao cao quoc gia ve Da dang sinh hoc 2011 (Trang 105)