Các hình thức bảo tồn chuyển chỗ bước đầu phát triển

Một phần của tài liệu Bao cao quoc gia ve Da dang sinh hoc 2011 (Trang 33 - 35)

bước đầu phát triển

Các hình thức bảo tồn chuyển chỗ ở nước ta bước đầu được phát triển với sự hình thành hệ thống vườn thực vật, bao gồm: vườn Bách thảo, vườn sưu tập thực vật, cây thuốc, cây công nghiệp, cây giống cho trồng rừng...; các vườn thú, bể nuôi sinh vật thủy sinh; trung tâm

cứu hộ động vật; những hoạt động bảo tồn nguồn gen (ngân hàng gen) dưới hình thức các kho bảo quản hạt, bảo quản cây vô tính trong ống nghiệm, bảo quản các sản phẩm sinh sản, mô trong kho lạnh, bảo quản cây trên đồng ruộng... Tuy nhiên, ở một số các vườn thú và bể nuôi sinh vật thuỷ sinh, đặc biệt các công trình của tư nhân mới thực hiện nuôi nhốt, nuôi làm cảnh mà chưa chú trọng tới việc bảo tồn loài động vật quý hiếm.

Tính đến năm 2011, 11 vườn thực vật được đã thành lập, bao gồm: các vườn sưu tập thực vật, cây thuốc, cây công nghiệp, cây giống.... Tiêu biểu là vườn thực vật sưu tập các loài thực vật đại diện cho vùng và toàn quốc tại các Vườn quốc gia: Cúc Phương, Tam Đảo, Ba Vì, Pù Mát, Bạch Mã, Chư Mom Rây. Hai vườn thực vật lớn nhất cả nước là thảo cầm viên ở thành phố Hồ Chí Minh (khoảng 200 loài), vườn Bách Thảo ở Hà Nội (khoảng 200 loài). Các loài được sưu tập trong các vườn này phần lớn là các loài cây bản địa. Ngoài ra, nguồn gen của một số loài cây bản địa quý hiếm (cây ăn quả, cây thuốc..) đang được gieo trồng, bảo tồn ngay trong trang trại của các hộ gia đình (on-farm conservation).

Khu nuôi gấu bán hoang dã tại Trung tâm cứu hộ gấu ở Tam Đảo

Hộp 1.7: Một số vườn cây thuốc ở Việt Nam

1. Trạm cây thuốc Sa Pa của Viện Dược liệu sưu tập được 63 loài cây thuốc, ở độ cao 1500m.

2. Trạm cây thuốc Tam Đảo sưu tập được175 loài, ở độ cao 900m.

3. Trạm cây thuốc Văn Điển (Hà Nội) sưu tập được 294 loài.

4. Vườn cây thuốc trường Đại học Dược Hà Nội sưu tập được134 loài.

5. Vườn Học Viện Quân Y sưu tập được 95 loài.

6. Vườn cây thuốc tại độ cao 400m ở Núi Ba Vì trồng 350 loài cây thuốc thuộc gần 80 họ, 22 bộ trên diện tích là 100 ha.

7. Trung tâm giống cây thuộc Đà Lạt sưu tập được 88 loài, bảo quản ở độ cao 1500m. 8. Trung tâm Sâm Việt Nam bảo quản 6 loài. 9. Vườn Thực vật trường Đại học Dược Hà

Nội – tiền thân thuộc trường Đại học Đông Dương, được xây dựng vào thời Pháp thuộc từ đầu những năm 1910. Ban đầu,

Vườn rộng khoảng 10,000 m2 với hệ thống 500 loài cây thuốc được thu thập từ khắp Đông Dương. Vườn thực vật còn có Phòng tiêu bản mẫu cây thuốc ở Việt Nam với khoảng 20.000 tiêu bản, được thu thập từ thời kỳ mới thành lập tới nay.

10. Vườn thuốc Nam Dược Sơn còn có tên Dược lĩnh cổ viên (Vườn cổ trên núi thuốc) trong quần thể di tích lịch sử Côn Sơn-Kiếp Bạc, Hải Dương do Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã kỳ công xây dựng, có tuổi đời hơn 700 năm, có hơn 300 cây thuốc quý. Ngày 18 tháng 6 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 920/QĐ-TTg “Phê duyệt quy hoạch tổng thể khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương”, với tổng vốn đầu tư khoảng 1.600 tỷ đồng. Trong đó, vườn thuốc Dược Sơn nằm trong phân vùng bảo vệ đặc biệt, thuộc nhóm dự án tôn tạo, bảo quản, khôi phục với tổng diện tích 20.000 m2.

Nguồn: Bộ NN&PTNT (2009), Viện Dược liệu Trung ương và Viện Y học Dân tộc Trung ương (1998).

Cây Actiso

Một phần của tài liệu Bao cao quoc gia ve Da dang sinh hoc 2011 (Trang 33 - 35)