Số lượng loài nguy cấp, quý, hiếm bị đe dọa tăng lên

Một phần của tài liệu Bao cao quoc gia ve Da dang sinh hoc 2011 (Trang 42 - 47)

c. Số lượng cá thể các loài quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng giảm

1.4.2.Số lượng loài nguy cấp, quý, hiếm bị đe dọa tăng lên

đe dọa tăng lên

Trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, tổng số các loại động-thực vật hoang dã trong thiên nhiên đang bị de dọa hiện nay là 882 loài (418 loài động vật và 464 loài thực vật), tăng 161 loài so với thời điểm năm 1992. Trong Sách Đỏ Việt Nam, phần động vật (1992), mức độ bị đe dọa của các loài chỉ mới dừng lại ở hạng “nguy cấp”, thì đến thời điểm xây dựng Sách đỏ 2007, đã có tới 9 loài động vật được xem đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên tại Việt Nam, cụ thể là:

tê giác 2 sừng (Dicerorhynus sumatrensis), bò

xám (Bos sauveli), heo vòi (Tapirus indicus), cầy rái cá (Cynogale lowei), cá chép gốc (Procypris

merus), cá chình Nhật (Anguilla japonica), cá

lợ thân thấp (Cyprinus multitaeniata), hươu

sao (Cervus nippon), cá sấu hoa cà (Crocodylus porosus). Trong hệ thực vật, loài lan hài Việt Nam (Paphiopedilum vietnamense) đã tuyệt chủng ngoài thiên nhiên.

Số lượng các loài thủy sinh vật, đặc biệt các loài tôm, cá có giá trị kinh tế bị suy giảm nhanh chóng. Số lượng cá thể các loài cá nước ngọt quý hiếm, có giá trị kinh tế, các loài có tập tính di cư bị giảm sút.

Hổ Đông Dương

Bảng 1.8: Số loài thực vật, động vật và bậc phân hạng trong Sách đỏ Việt Nam (2007) Lớp/phân hạng EX EW CR EN VU LR DD Thực vật 1 37 178 210 4 Ngành Mộc lan - Lớp 2 lá mầm 29 96 147 - Lớp 1 lá mầm 1 4 69 34 3 Ngành Thông 4 4 18 1 Ngành Dương xỉ 1 1 Ngành Thông đất 1 Ngành Rong đỏ 5 2 Ngành Rong nâu 4 Ngành Nấm 3 3 Động vật 4 5 48 113 189 17 30 Thú 4 1 12 30 30 5 8 Chim 11 17 25 11 9 Bò sát -Ếch nhái 1 11 22 19 Cá 3 4 28 51 3 Động Vật KXS 10 16 64 1 10

Ghi chú: EX: Tuyệt chủng; EW: Tuyệt chủng ngoài thiên nhiên; CR: Rất nguy cấp; EN: Nguy cấp; VU: Sẽ nguy cấp; LR: ít nguy cấp; DD: Thiếu dẫn liệu

Báo cáo thống kê về hiện trạng các loài động vật nguy cấp, quý hiếm cho thấy nhiều loài đang ở mức báo động, đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng cao do nguyên nhân chính là việc khai thác quá mức và mất môi trường sống, đặc biệt trong đó có nhiều loài đặc hữu như: voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) ước tính chỉ còn khoảng 190 cá thể. Đầu thế kỷ 20, loài này phân bố ở 6 tỉnh phía bắc, hiện nay chỉ còn phân bố ở rừng núi của 4 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn và Thái Nguyên. Hay loài Voọc mông trắng

(Trachypithecus delacouri) chỉ phân bố ở VQG Cúc Phương, khu BTTN Vân Long (Ninh Bình) và hiện chỉ còn khoảng 100 cá thể.

Bò biển ở VQG Côn Đảo

Tê giác Javan Việt Nam (Rhinoceros sondaicus annamiticus) là một trong hai quần thể tê giác duy nhất còn sót lại trên trái đất. Tuy nhiên, theo báo cáo của chương trình nghiên cứu điều tra tìm kiếm phân loài tê giác tại Vườn Quốc gia Cát Tiên do tổ chức WWF thực hiện năm 2010,

việc phát hiện 01 cá thể tê giác bị chết tại Vườn Quốc gia Cát Tiên, có thể là cá thể tê giác cuối cùng của Việt Nam, đã bị tuyệt chủng vào năm 2010. Theo các nhà khoa học Việt Nam, cần tiến hành điều tra tổng thể ở một số khu vực có tê giác phân bố ở Việt Nam.

Biểu đồ 1.5: Suy giảm quần thể Tê giác

Số lượng quần thể

Biểu đồ 1.4: Suy giảm quần thể Voọc

Hộp 1.9: Phát hiện xác một con tê giác Javan ở Vườn quốc gia Cát Tiên năm 2010

Loài tê giác Javan (tên khoa học là Rhinoceros

sondaicus annamiticus) được xem là một

trong những động vật có vú lớn trên thế giới đang có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất, chỉ còn tồn tại hai quần thể ở Indonesia và Việt Nam trong tự nhiên với số lượng cá thể ít hơn 60 con.

Tê giác Javan được cho là đã bị giết bởi những người săn trộm, sau cuộc thử nghiệm khoa học thực hiện bởi WWF và các nhà chức trách

của Vườn quốc gia. Con tê giác đã bị bắn chết, lấy đi sừng. Người dân địa phương thông báo việc tìm thấy xác của loài động vật này đến các nhà chức trách của Vườn quốc gia Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng vào ngày 29/4/2010. Loài tê giác này đã được liệt kê trong Sách Đỏ những loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ vào năm 2007.

Nguồn: Tổ chức bảo tồn động vật hoang dã thế giới (WWF), 2010

Một phần của tài liệu Bao cao quoc gia ve Da dang sinh hoc 2011 (Trang 42 - 47)