Thay đổi phương thức sử dụng đất, mặt nước

Một phần của tài liệu Bao cao quoc gia ve Da dang sinh hoc 2011 (Trang 54 - 56)

Chương 2 Những

2.2.1. Thay đổi phương thức sử dụng đất, mặt nước

ĐẤT, MẶT NƯỚC MỘT CÁCH THIẾU CƠ SỞ KHOA HỌC

Việc chuyển đổi đất rừng và các vùng đất ngập nước thành đất canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; đô thị hoá và phát triển cơ sở hạ tầng có thể dẫn đến việc mất hay phá vỡ các hệ sinh thái, nơi cư trú và các sinh cảnh tự nhiên.

2.2.1. Thay đổi phương thức sử dụng đất, mặt nước mặt nước

Việc chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cao su làm giảm đáng kể diện tích rừng khộp (kiểu HST rừng thưa cây họ dầu nửa rụng lá) ở Tây Nguyên và rừng tự nhiên ở nhiều vùng trong cả nước. Năm 2008, thực hiện chủ trương của Chính phủ cho phép Tây Nguyên chuyển 150.000 ha rừng nghèo kiệt sang trồng cây cao su, đến năm 2010 các tỉnh đã chuyển đổi một diện tích khá lớn như Đắc Lắc đã chuyển được 69.557 ha, trong đó có 53,122 ha rừng khộp, Gia Lai là 51.000 ha, Bình Phước là 42.000 ha. Như vậy, từ năm 2008 đến năm 2010 đã có khoảng 100.000 ha rừng khộp ở Tây nguyên đã bị biến mất.

Theo số liệu thống kê năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng diện tích cây cao su đã đạt 674.200 ha, tăng 42.700 ha (13,5%) so với năm 2008. Diện tích trồng cao su tập trung chủ yếu ở Đông Nam bộ (64%), Tây Nguyên (24,5%), duyên hải miền Trung (10%). Diện tích cây cao su ở vùng Tây Bắc mới đạt khoảng 10.200 ha (chiếm 1,5%). Năm 2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu tăng thêm diện tích cây cao su lên trên 40.000 ha, đưa tổng diện tích cao su trên cả nước lên 715.000 ha.

Đất sản xuất nông nghiệp vốn đã ít (bình quân diện tích đất nông nghiệp là 0,11 ha/người) nay lại bị thu hồi, chuyển đổi để xây dựng đô thị, khu công nghiệp và các dịch vụ khác. Trung bình mỗi năm quỹ đất nông nghiệp bị mất khoảng 0,43% (Bộ TNMT, 2010), từ đó, tạo ra áp lực tăng năng suất bằng cách sử dụng nhiều

phân bón hóa học, thuốc trừ sâu; hậu quả là gây ô nhiễm đất, nước, làm suy thoái các hệ sinh thái và đa dạng sinh học.

Đất nông nghiệp bị chuyển đổi để phát triển sân gôn đang đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm. Hiện nay, có 18 sân gôn đang hoạt động, hơn 140 dự án đã được cấp phép hoặc có chủ trương cho phép nghiên cứu thực hiện. Diện tích các sân gôn đang hoạt động chiếm trên 2.400 ha, trong đó phần lớn là đất nông nghiệp. Để chăm sóc bảo dưỡng các sân gôn phải sử dụng một lượng nước ngầm tưới trung

bình mỗi năm là 60 m3/ha, ảnh hưởng đến trữ

lượng nước ngầm, ngoài ra còn sử dụng một lượng lớn phân bón hóa học và thuốc trừ sâu mà tồn dư của nó gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước và nông sản bị nhiễm độc (Phạm Trung Lương, 2010).

Vùng cát ven biển là kiểu HST đặc thù của các tỉnh duyên hải Trung Bộ hầu như đã bị biến đổi, mất hết các chức năng dịch vụ hệ sinh thái như ngăn chặn cát bay, chống xói lở bờ biển, lưu giữ nước ngọt. Theo thống kê, riêng diện tích vùng cát từ Hà Tĩnh đến Ninh Thuận là 85.100 ha. Từ 1999 đến năm 2010, do phát triển nuôi tôm trên cát và khai thác sa khoáng imenit, xây dựng các khu nghỉ dưỡng đã phá huỷ hàng nghìn héc ta vùng cát ven biển Trung Bộ, diện tích rừng phi lao phòng hộ ven biển bị suy giảm, làm tăng nhanh tốc độ lấn cát sâu vào đất liền, tác động tới các hệ sinh thái nông nghiệp.

Các kết quả điều tra cho thấy, một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm diện tích rừng ngập mặn là do bị chuyển đổi để làm đầm nuôi tôm, mở rộng diện tích nông nghiệp... Các bãi triều tự nhiên rộng lớn ở các vùng cửa sông châu thổ Bắc Bộ và Nam Bộ cũng bị thu hẹp để nuôi ngao.

Do trong vài năm trở lại gần đây, một diện tích mặt nước đáng kể trong vịnh Hạ Long, Bái Tử Long được sử dụng để phát triển nghề nuôi thuỷ sản bằng lồng như nuôi cá lồng, nuôi trai lấy ngọc - và các loài thân mềm khác. Các

hình thức nuôi này là một trong những nguyên nhân làm suy giảm môi trường nước, đặc biệt môi trường đáy dẫn tới làm mất các hệ sinh thái san hô, cỏ biển ở đây.

Việc nuôi cá tra, ba sa theo hình thức công nghiệp với mật độ nuôi cao ở đồng bằng sông

Cửu Long cũng là một nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do sự dư thừa thức ăn cho cá với hàm lượng chất dinh dưỡng cao không được tiêu huỷ hết cộng với sản phẩm bài tiết từ cá nuôi làm cho vực nước phú dưỡng dẫn tới ô nhiễm hữu cơ, tác động tới hệ sinh thái và quần xã thủy sinh ở đó.

Phát triển nghề nuôi hải sản bằng lồng, bè trên vịnh Hạ Long, Bái Tử Long (Quảng Ninh)

Một phần của tài liệu Bao cao quoc gia ve Da dang sinh hoc 2011 (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)