Hệ sinh thái với các nơi sinh cư vẫn bị tác động

Một phần của tài liệu Bao cao quoc gia ve Da dang sinh hoc 2011 (Trang 101 - 102)

d. Biến đổi khí hậu toàn cầu

4.2.2.Hệ sinh thái với các nơi sinh cư vẫn bị tác động

bị tác động

Ở trên cạn, các hệ sinh thái rừng tự nhiên, trong đó, các loại rừng giàu, trung bình thường xanh là nơi cư trú của nhiều loài động vật hoang dã làm cho mức độ ĐDSH ở đây cao nhất. Nếu hoạt động chặt phá rừng tự nhiên còn tiếp tục cho các mục đích khác thì nơi cư trú của động

vật hoang dã càng bị thu hẹp hoặc mất đi. Hiện tượng quần thể Voi rừng hung dữ phá hoại nhà cửa, mùa màng và nghiêm trọng hơn là giết hại dân ở một số địa phương miền Đông Nam Bộ có thể xem là phản ứng tự nhiên của bầy voi hoang dã khi nơi cư trú của chúng đã bị xâm hại và thu hẹp. Một số ít các loài thú hoang dã quý hiếm khác như Hổ chỉ còn thấy dấu vết phân bố ở khu bảo tồn.

Với quy hoạch phát triển các công trình thủy điện như hiện nay, nhiều đập, hồ chứa nước sẽ được xây dựng trên các dòng sông chính sẽ càng phân cắt những dòng sông này thành nhiều bậc thang. Bên cạnh mất đi các cánh rừng thung lũng hai bờ sông, đập, hồ chứa sẽ ngăn cản luồng di cư sông-biển, biển-sông hoặc di cư ngay trong lòng sông của nhiều loài cá có giá trị kinh tế. Chế độ vận hành hồ chứa sẽ có tác động rất sâu sắc tới môi trường sống của dòng sông vùng hạ lưu, thậm chí ảnh hưởng tới các HST vùng cửa sông, ven bờ. Nhu cầu sử dụng nguồn lợi sinh vật biển gia tăng, gây áp lực tới khai thác, nuôi trồng hải sản ngày càng lớn. Do đó, các hệ sinh thái vùng

Hình 4.2: Năng suất khai thác của một đội tàu ở vùng biển ven bờ Đất Mũi, Cà Mau

nước ven bờ được khai thác triệt để cả về tài nguyên sinh vật cũng như các dịch vụ, chức năng. Việc ngày càng suy giảm diện tích bãi triều tự nhiên, rạn san hô, cỏ biển ở vùng ven bờ cũng như độ phủ san hô sống, cỏ biển sống sẽ là cảnh báo cho quá trình “sa mạc hoá” vùng nước ven bờ.

4.2.3. Số lượng cá thể các loài quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng giảm nguy cơ tuyệt chủng giảm

Với tình trạng săn bắn và buôn bán trái phép động, thực vật hoang dã tiếp tục diễn biến như hiện nay, chắc hẳn số cá thể của nhiều loài động, thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng sẽ bị giảm số lượng, kích thước quần thể giảm. Rồi một số loài thú quý, hiếm, có giá trị khác như Voi, Hổ... có thể sẽ tuyệt chủng trong tương lai gần trong thiên nhiên như loài Tê giác ở VQG Cát Tiên.

Áp lực của nhu cầu khai thác thủy sản, các tác động của xây dựng các công trình hạ tầng trên sông hoặc khai thác vật liệu xây dựng, khoáng sản trong lòng sông không kiểm soát được chắc chắn sẽ làm cho HST sông bị suy thoái, các bãi cá đẻ, các nơi cư trú, kiếm mồi sinh trưởng và phát triển của nhiều loài thủy sinh vật bị mất đi, số lượng cá thể các loài thủy sinh quý, hiếm, có giá trị kinh tế bị suy giảm. Một số loài hải sản có giá trị cao bị suy giảm nghiêm trọng, như tôm hùm Panulirus spp., bào ngư Haliotis spp., điệp Chlamys spp., mực Loligo spp. Các hình thức đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt đang lan tràn cả trong vùng nước nội địa và vùng duyên hải, được coi là mối đe dọa cao đối với hơn 80% các rạn san hô của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Bao cao quoc gia ve Da dang sinh hoc 2011 (Trang 101 - 102)