Nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu Bao cao quoc gia ve Da dang sinh hoc 2011 (Trang 59 - 61)

Chương 2 Những

2.4.1. nhiễm môi trường

Hiện nay, chất lượng môi trường nói chung đã xuống cấp. Nhiều thành phần môi trường bị suy thoái, tình trạng ô nhiễm do các chất thải khác nhau không được xử lý đổ ra môi trường là nguyên nhân đe dọa tới đa dạng sinh học như gây chết, làm giảm số lượng cá thể, gián tiếp hủy hoại nơi cư trú và môi trường sống của các loài sinh vật hoang dã ở cả trên cạn cũng như dưới nước.

Tháng 7 năm 2011, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010 về tổng quan môi trường Việt Nam. Theo báo cáo cáo này, ô nhiễm môi trường gia tăng ở nhiều lĩnh vực như: ô nhiễm hữu cơ ở các lưu vực sông; ô nhiễm tại các đô thị, các khu, cụm công nghiệp, làng nghề; sản xuất nông nghiệp; vùng ven biển. Môi trường nước mặt ở hầu hết các đô thị và nhiều lưu vực sông bị ô nhiễm chất hữu cơ và có thông số ô nhiễm đặc trưng vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, đặc biệt là các lưu vực sông Nhuệ - Đáy và sông Đồng Nai.

Ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm bụi ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội thuộc dạng cao trên thế giới. Báo động hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường ở các cụm, khu công nghiệp (KCN), chỉ có 50% trong số 249 KCN được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp ngày càng gia tăng với trung bình mỗi năm thải ra môi trường hơn 19.600 tấn vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. Lượng phân bón dùng trong nông nghiệp tăng 517% trong vòng 25 năm qua, trong đó 2/3 số lượng phân đã bón không được cây trồng hấp thụ.

Tại Hội nghị triển khai Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai ngày 26/2/2008, các cơ quan chuyên môn đều có chung đánh giá: nguồn nước thuộc lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai hiện đang bị ô nhiễm nặng, không đạt chất lượng mặt nước dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt. Theo số liệu khảo sát do Chi cục Bảo vệ môi trường phối hợp với Công ty Cấp nước Sài Gòn thực hiện

năm 2008, hàm lượng Amoniac (NH3), chất rắn

lơ lửng, hàm lượng dầu và vi sinh tăng cao tại hầu hết các rạch, cống và các điểm xả. Có khu

vực, nồng độ NH3 trong nước vượt gấp 30 lần

tiêu chuẩn cho phép (như cửa sông Thị Tính); hàm lượng chì (Pb) trong nước vượt tiêu chuẩn quy định nhiều lần; chất rắn lơ lửng vượt tiêu chuẩn từ 3 - 9 lần... Tác nhân chủ yếu của tình trạng ô nhiễm này chính là trên 9.000 cơ sở sản xuất công nghiệp nằm phân tán, nằm xen kẽ trong khu dân cư trên lưu vực sông Đồng Nai. Bình quân mỗi ngày, lưu vực sông phải tiếp

nhận khoảng 48.000m3 nước thải từ các cơ sở

sản xuất này. Dọc lưu vực sông Đồng Nai có 56 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động nhưng chỉ có 21 khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động xấu đến chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận... .

Thuốc bảo vệ thực vật có nhiều nguồn gốc khác nhau được sử dụng ngày càng phổ biến ở Việt Nam và không được kiểm soát đã góp phần làm suy thoái các quần thể chim ở các vùng nông thôn và ngoại ô thành phố do chúng đã tiêu diệt các hệ động vật không xương sống là các mắt xích ở bậc thấp trong chuỗi thức ăn của các loài chim.

Hộp 2.4: Ô nhiễm môi trường từ làng nghề

Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có 2.790 làng nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền thống, đang giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao động, bao gồm cả lao động thường xuyên và lao động không thường xuyên. Các làng nghề được phân bố rộng khắp cả nước, trong đó các khu vực tập trung phát triển nhất là Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Tây Bắc bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Riêng ở Đồng bằng sông Hồng có 866 làng nghề, chiếm 42,9% cả nước. Hình thức các đơn vị sản xuất của làng nghề rất đa dạng, có thể là gia đình, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp. Tuy nhiên, do sản xuất mang tính tự phát, sử dụng công nghệ thủ công lạc hậu, chắp vá, mặt bằng sản xuất chật chội, việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải ít được quan tâm, ý thức bảo vệ

môi trường sinh thái của người dân làng nghề còn kém, bên cạnh đó lại thiếu một cơ chế quản lý, giám sát của cơ quan chức năng, chưa có những chế tài đủ mạnh đối với những hộ làm nghề thủ công gây ô nhiễm môi trường và cũng chưa kiên quyết loại bỏ những làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nên tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngày càng trầm trọng và hiện đã ở mức “báo động đỏ”. Hoạt động gây ô nhiễm môi trường sinh thái tại các làng nghề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ của những người dân làng nghề mà còn ảnh hưởng đến những người dân sống ở vùng lân cận, gây phản ứng quyết liệt của bộ phận dân cư này, làm nảy sinh các xung đột xã hội gay gắt.

Nguồn: TS. Trần Đắc Hiến Văn phòng Chính phủ

Một phần của tài liệu Bao cao quoc gia ve Da dang sinh hoc 2011 (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)