Săn bắn và buôn bán trái phép động vật hoang dã

Một phần của tài liệu Bao cao quoc gia ve Da dang sinh hoc 2011 (Trang 50 - 52)

Chương 2 Những

2.1.2. Săn bắn và buôn bán trái phép động vật hoang dã

vật hoang dã

Nạn săn bắt và buôn bán trái phép các loài động thực vật hoang dã là một trong nguyên nhân chính dẫn tới nguy cơ tuyệt chủng của các loài nguy cấp, quý, hiếm. Theo thống kê của Cục kiểm lâm, Tổng cục Lâm nghiệp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2010, số lượng động vật hoang dã bị bắt giữ là 34,721 tấn với 12.936 con, trong đó 508 con là động vật quý hiếm; 2009 là 38,337 tấn với 12.930 con, trong đó có 724 con quý hiếm; năm 2008 là 90,896 tấn với 7.848 con, trong đó có 587 con quý hiếm. Riêng thống kê của Cục

Kiểm lâm từ đầu năm 2011 tới tháng 8 năm 2011, trên cả nước đã có 660 vụ vi phạm quản lý và bảo vệ động vật hoang dã, 10.130 vụ mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những vụ bắt được, trên thực tế, số vi phạm này còn lớn hơn nhiều.

Mặc dù Việt Nam đã xây dựng kế hoạch hành động quốc gia để tăng cường kiểm soát buôn bán động thực vật hoang dã với mục tiêu chung là tăng cường kiểm soát nạn buôn bán trái phép, nhưng năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật bảo vệ động vật hoang dã còn hạn chế.

Voi Back Khăm bị giết lấy ngà

Hộp 2.1: Hổ và buôn bán hổ ở Việt Nam

Từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX trở về trước, hổ Việt Nam phân bố ở khắp các vùng rừng núi, thậm chí cả ở vùng trung du và hải đảo. Những nơi nổi tiếng có nhiều hổ là Ba Chẽ (Quảng Ninh), Quản Bạ (Hà Giang), Dốc Cun (Hòa Bình), Mường Nhé (Lai Châu), Ba Rền, U Bò, Trúc (Quảng Bình), Ba Tơ (Quảng Ngãi), Phú Yên, Khánh Hòa, KBang (Gia Lai), Sa Thầy (Kon Tum). Hiện nay, ước tính còn khoảng 50 con hổ ở Việt Nam đang phải sinh sống trong các khu rừng bị chia cắt và xuống cấp nghiêm trọng.

So với hoạt động buôn bán các loài động vật hoang dã khác ở Việt Nam, hoạt động buôn bán hổ có tính chất hoàn toàn khác biệt do số lượng ít và giá trị cao của loài động vật này. Các đối tượng vi phạm dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để che giấu hành vi bất hợp pháp của mình. Các đối tượng buôn bán hổ trái phép ở

Việt Nam hoạt động rất chuyên nghiệp và có tổ chức.

Để tránh bị các cơ quan chức năng phát hiện, những đối tượng này thường sử dụng số điện thoại trả trước, thiết lập các mối liên lạc qua biên giới quốc gia hoặc lợi dụng các mối quan hệ để đảm bảo hàng được buôn bán, vận chuyển trót lọt tới đối tượng tiêu thụ.

Theo số liệu của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) lưu trữ từ năm 2005 đến nay, các cơ quan chức năng đã tịch thu được 29 con hổ hoặc các bộ phận của một con hổ, không bao gồm các tiêu bản để trang trí như đầu, móng vuốt, răng và da từ các vụ buôn bán, vận chuyển trái phép. Ngoài ra, Phòng Bảo vệ Động vật hoang dã của ENV cũng lưu trữ hồ sơ của 12 trường hợp gây nuôi hổ ở các vườn thú tư nhân hoặc trang trại.

Nguồn: Viện Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV)

Buôn bá n Hổ nh: Đ ặng Huy P hương

Một phần của tài liệu Bao cao quoc gia ve Da dang sinh hoc 2011 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)