HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

Một phần của tài liệu Bao cao quoc gia ve Da dang sinh hoc 2011 (Trang 91)

b. Nguồn hợp tác quốc tế

3.8. HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

loài, bảo tồn tài nguyên di truyền, về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích… vẫn chưa cụ thể trong các văn bản hiện hành.

Về trách nhiệm hình sự, Luật số 37/2009/QH12 ngày 29/06/2009 của Quốc hội sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự quy định về các tội danh liên quan tới bảo tồn đa dạng sinh học ở các điều từ 182 đến 191. Tuy nhiên, do quy định hướng dẫn chậm được ban hành nên một số tội danh vẫn còn trong giai đoạn “chờ” mới đủ cơ sở để xử lý. Ví dụ Điều 190 quy định “Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ” nhưng hiện nay lại chưa công bố “danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ”.

Thanh tra và xử lý vi phạm về đa dạng sinh học thực sự chưa có những bước phát triển rõ rệt. Số vụ vi phạm đa dạng sinh học vẫn còn nhiều và các mức hình phạt chưa đủ sức răn đe khiến khả năng tái phạm rất lớn.

3.7. THÔNG TIN, DỮ LIỆU PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐA DẠNG SINH HỌC ĐA DẠNG SINH HỌC

Luật Đa dạng sinh học quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối, có trách nhiệm quy định cụ thể về hoạt động điều tra cơ bản, việc cung cấp, trao đổi và quản lý thông tin về đa dạng sinh học cũng như thống nhất quản lý cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học quốc gia. Theo thông cáo tại Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ III năm 2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã khẳng định một trong những định hướng cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học trong thời gian tới là “Xây dựng và thống nhất quản lý cơ sở dữ liệu về ĐDSH”. Từ kết quả nhiệm vụ “Xây dựng đề án thống nhất quản lý cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học” năm 2009 do Tổng cục Môi trường thực hiện cho thấy, theo đánh giá chung của các chuyên gia, nguồn dữ liệu ĐDSH hiện đa phần

liên quan tới quản lý tài nguyên rừng, chủ yếu được tổng hợp từ các Dự án, nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu khoa học. Mặt khác, do hạn chế về mặt kinh phí nên số lượng các dự án, nhiệm vụ này chưa nhiều và chưa có tính tổng thể và hệ thống trên toàn quốc (chỉ khoảng 29% đơn vị có dự án đầu tư cho nội dung về thông tin, dữ liệu ĐDSH).

Dữ liệu về ĐDSH hiện tại đang nằm phân tán tại các cơ quan, đơn vị khác nhau, chưa được thống nhất quản lý theo một chuẩn thống nhất cũng như trong một bộ cơ sở dữ liệu (có đến 58% dữ liệu hiện được lưu trữ trong các tủ hồ sơ dưới dạng các hồ sơ, báo cáo). Bên cạnh đó, chất lượng của công tác quản lý/lưu trữ dữ liệu ở các cơ quan, đơn vị là rất khác nhau. Nhiều cơ quan/đơn vị còn chưa hình thành được bộ phận chuyên trách quản lý dữ liệu hoặc nếu có thì còn sơ sài, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Nhiều cơ quan chưa quan tâm đúng mức đến công tác thu nhận, quản lý/lưu trữ và nâng cao chất lượng của hoạt động trao đổi hay chia sẻ thông tin.

Cũng theo kết quả điều tra từ nhiệm vụ “Xây dựng đề án thống nhất quản lý cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học” năm 2009 của Tổng cục Môi trường cho thấy, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ quản lý đa dạng sinh học còn thiếu, chủ yếu tập trung ở trung ương, còn ở địa phương thì hầu như chưa được quan tâm.

3.8. HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC DẠNG SINH HỌC

3.8. HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC DẠNG SINH HỌC này đã tạo ra một khuôn khổ pháp lý quốc tế quan trọng cho sự hợp tác giữa Việt Nam và các nước khác trên thế giới, đồng thời khẳng định cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc hội nhập quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học.

Một phần của tài liệu Bao cao quoc gia ve Da dang sinh hoc 2011 (Trang 91)