NGUỒN LỰC CHO BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

Một phần của tài liệu Bao cao quoc gia ve Da dang sinh hoc 2011 (Trang 85)

4. Du lịch sinh thái được đẩy mạnh

3.5.NGUỒN LỰC CHO BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

Ngoài ra, các phương tiện thông tin đại chúng đóng vai trò rất quan trọng trong nâng cao nhận thức cộng đồng. Thông qua đài, báo, truyền hình, internet, các thông tin về ĐDSH đã được truyền tải thường xuyên tới cộng đồng. Do vậy, nhận thức cũng như sự quan tâm của cộng đồng về bảo tồn ĐDSH ngày càng được nâng cao và góp phần vào công cuộc bảo vệ môi trường chung của đất nước.

Như vậy, về cơ bản cộng đồng đã có một vai trò rất tích cực trong công tác bảo đa dạng sinh học ở Việt Nam, đặc biệt ở các khu bảo tồn. Tuy nhiên, mức độ huy động sự tham gia của cộng đồng còn ở mức hạn chế, chưa tập trung. Do vậy, với hành lang pháp lý hiện nay, cần có những quy định, cơ chế cụ thể nhằm khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng sống gần các khu bảo tồn.

3.5. NGUỒN LỰC CHO BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC SINH HỌC

3.5. NGUỒN LỰC CHO BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC SINH HỌC học được tiếp tục củng cố từ cấp trung ương tới địa phương. Tại trung ương, năm 2008 và năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

và cơ cấu tổ chức của 3 cơ quan chính có chức năng quản lý nhà nước về đa dạng sinh học và an toàn sinh học là Tổng cục Môi trường (Quyết định 132/2008/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008), Tổng cục Lâm nghiệp (Quyết định 04/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2010), và Tổng cục Thủy sản (Quyết định 05/2010/QĐ- TTg ngày 25 tháng 01 năm 2010).

Cục Bảo tồn đa dạng sinh học là đơn vị trực thuộc Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời là cơ quan thường trực giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện công tác đầu mối về Công ước Đa dạng sinh học, Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học; triển khai thực hiện Luật Đa dạng sinh học, Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện công ước Đa dạng sinh học và nghị định thư Cartagera về an toàn sinh học, Kế hoạch hành động về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước... Ngoài ra, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường là đơn vị đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động có liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học tài nguyên biển và hải đảo.

Tổng cục Lâm nghiệp và Tổng cục Thủy sản là 2 đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo phân công nhiệm vụ hiện nay, Tổng cục Lâm nghiệp được giao nhiệm vụ quản lý hệ thống rừng đặc dụng, đồng thời là cơ quan thường trực giúp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện công tác đầu mối thực hiện Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp. Tổng cục Thủy sản được giao quản lý hệ thống khu bảo tồn biển và khu bảo tồn vùng nước nội địa.

Một phần của tài liệu Bao cao quoc gia ve Da dang sinh hoc 2011 (Trang 85)