Yêu cầu đặt ra đối với pháp luật về Kiểm toán nhà nƣớc hiện nay

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm toán nhà nước Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế (Trang 91 - 94)

- Báo cáo kết quả kiểm toán: Các SAI nên báo cáo kết quả công việc kiểm toán của họ ít nhất một năm một lần, tuy nhiên họ cũng được tự do báo

2.5.Yêu cầu đặt ra đối với pháp luật về Kiểm toán nhà nƣớc hiện nay

Ngày 19/4/2010, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 927/2010/UBTVQH12 về Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020. Đây là

sự kiện trọng đại trong lịch sử phát triển KTNN. Nghị quyết đã chỉ rõ những nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện để bảo đảm một hệ thống pháp luật về KTNN đồng bộ, toàn diện hơn bao gồm:

- Nghiên cứu, đề xuất bổ sung trong Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam vào thời điểm thích hợp một số điều khoản quy định (như Luật KTNN) về vị trí pháp lý, tính độc lập của cơ quan KTNN; và thủ tục, thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Tổng KTNN với nội dung:

+ KTNN là cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

+ Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Tổng KTNN.

- Đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Tổ chức Chính phủ liên quan đến KTNN nhằm khẳng định KTNN là cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản để cụ thể hoá Luật KTNN: + Nghiên cứu ban hành cơ sở pháp lý thực hiện kiểm toán trách nhiệm kinh tế trước khi bổ nhiệm và miễn nhiệm kỳ đối với cán bộ lãnh đạo và các nhiệm vụ khác để phù hợp với vai trò và trách nhiệm của KTNN trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

+ Ban hành các văn bản QPPL quy định về chế tài đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc không thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ theo quy định của Luật KTNN, nhất là thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán.

+ Xây dựng cơ chế sử dụng đội ngũ cộng tác viên và chế độ uỷ thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán để thực hiện kiểm toán một số đối tượng kiểm toán thuộc phạm vi của KTNN; quy định về trưng cầu giám định chuyên môn phục vụ công tác kiểm toán.

- Rà soát quy định về KTNN trong các luật, các văn bản có liên quan để bổ sung, sửa đổi nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ các quy định về tổ chức và hoạt động KTNN trong hệ thống pháp luật của Nhà nước:

+ Nghiên cứu sửa đổi Luật KTNN và các luật có liên quan để phân định rõ vị trí, chức năng của KTNN với các cơ quan thanh tra, kiểm tra giám sát khác của Nhà nước; đồng thời, bảo đảm sự đồng bộ và phù hợp giữa Luật KTNN với Luật Tổ chức Quốc hội, Luật NSNN, Luật Cán bộ, công chức..., làm cơ sở cho việc kiện toàn tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của KTNN. Hoàn thiện Luật KTNN theo hướng đảm bảo bao quát nhiệm vụ của KTNN đối với việc kiểm tra, kiểm soát mọi nguồn lực tài sản công, mở rộng hoạt động kiểm toán doanh nghiệp theo hướng vừa kiểm toán như hiện nay, vừa kiểm toán việc quản lý và sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không giữ cổ phần chi phối.

+ Nghiên cứu sửa đổi một số quy định của Luật NSNN, Luật Kế toán và các luật có liên quan cho phù hợp với quy định của Luật KTNN về một số nội dung như: việc chuẩn bị ý kiến về dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách trung ương của KTNN, thời hạn nộp báo cáo quyết toán ngân sách năm của các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương...

Để thực hiện những nhiệm vụ trên đây, KTNN phải bảo đảm các yêu cầu sau:

Thứ nhất, nguyên tắc hoạt động độc lập, chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động của KTNN;

Thứ hai, tính đồng bộ, thống nhất, toàn diện và tính khả thi của hệ thống pháp luật về KTNN; đồng thời bảo đảm tính thống nhất; tính đồng bộ giữa Luật KTNN với các luật có liên quan trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta.

Thứ ba, tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán quốc tế, phù hợp thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt Nam.

Chương 3

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm toán nhà nước Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế (Trang 91 - 94)