- Báo cáo kết quả kiểm toán: Các SAI nên báo cáo kết quả công việc kiểm toán của họ ít nhất một năm một lần, tuy nhiên họ cũng được tự do báo
2.3. Nguyên nhân hạn chế của pháp luật về Kiểm toán nhà nƣớc ở nƣớc ta hiện nay
nƣớc ta hiện nay
Quá trình phân tích thực trạng pháp luật trong hoạt động KTNN ở nước ta hiện nay, có thể rút ra những nguyên nhân hạn chế sau đây:
Thứ nhất, khuôn khổ pháp lý về tổ chức và hoạt động của KTNN chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ
KTNN là cơ quan mới, không có tổ chức tiền thân và chưa có tiền hoạt động ở nước ta. Địa vị pháp lý của KTNN và Tổng KTNN chưa được quy định trong Đạo luật cơ bản (Hiến pháp) như hầu hết các nước trên thế nên không tránh khái khó khăn về xây dựng mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động. Đây là bất cập lớn nhất hiện nay của KTNN.
Thứ hai, nhận thức của các cấp, các ngành, công chúng và xã hội nói chung về vị trí, vai trò và chức năng, nhiệm vụ của KTNN chưa đầy đủ và toàn diện, thậm chí có lúc, có nơi còn sai lệch, không đúng đắn, không chỉ trong xã hội mà ngay cả đối với không ít tổ chức, cơ quan và đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy nhà nước.
Thứ ba, cơ cấu tổ chức của KTNN hiện tại chưa hoàn chỉnh, chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của KTNN; số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ cán bộ, KTV còn nhiều bất cập.
- Số lượng các đơn vị KTNN khu vực, KTNN chuyên ngành còn ít so với nhu cầu kiểm toán ngân sách địa phương và ngân sách trung ương; có đơn vị còn đảm nhận quá nhiều chức năng như Vụ pháp chế (vừa thực hiện công tác pháp chế, vừa thực hiện công tác thanh tra); Văn phòng vừa đảm nhận chức năng là đơn vị dự toán cấp I vừa là đơn vị dự toán cấp III; các đơn vị tham mưu không có cấp phòng, rất khó khăn cho hoạt động.
- Đội ngũ cán bộ chủ chốt và cán bộ có trình độ chuyên môn cao còn mỏng; số cán bộ mới được tuyển dụng cần phải có thời gian học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm chuyên môn nghề nghiệp kiểm toán.
- Số lượng KTV chưa tương xứng với yêu cầu công việc và chức năng, nhiệm vụ được giao và còn quá mỏng so với các nước trong khu vực và trên thế giới (Việt Nam có dân số hơn 80 triệu người, nhưng KTNN chỉ có hơn 1.000 KTV, trong khi Trung Quốc có: 80.000 KTV; Ấn Độ: 65.000; Malaixia: 3.500; Thái Lan: 2.300...); cơ cấu KTV còn chưa hợp lý.
- Chất lượng KTV còn khá nhiều hạn chế mặc dù hầu hết có kinh nghiệm thực tiễn, nhưng chưa được đào tạo một cách cơ bản và đầy đủ về nhiệm vụ kiểm toán và các kiến thức cần thiết của nền kinh tế thị trường, cũng nh trình độ phân tích tổng hợp, ngoại ngữ, tin học; kiến thức về quản lý nhà nước và thủ tục hành chính còn yếu...
Thứ tư, nhiều vấn đề có ảnh hưởng đến tính hiệu lực, hiệu quả của hoạt động KTNN vẫn còn trong quá trình hoàn thiện.
- Hệ thống chuẩn mực, các quy trình, phương pháp kiểm toán đã được KTNN chú trọng và ngày càng hoàn thiện, có bước phát triển nhanh so với các cơ quan KTNN khác trên thế giới và khu vực; tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Hệ thống chuẩn mực KTNN, các quy trình kiểm toán, các biện pháp giám sát chất lượng kiểm toán chưa hoàn chỉnh, đồng bộ với các loại hình kiểm toán và các lĩnh vực kiểm toán, các phương pháp kiểm toán còn đơn giản; việc sử dụng máy móc thiết bị hỗ trợ công tác chuyên môn kiểm toán nhất là đối với kiểm toán các dự án đầu tư còn hạn chế, chưa triển khai được kiểm toán trong môi trường công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán, hầu hết các đoàn kiểm toán đều chủ yếu là kiểm toán tại trụ sở của đơn vị được kiểm toán, việc kiểm toán tại trụ sở cơ quan chưa nhiều.
- Hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật quản lý kinh tế, tài chính nói riêng ở nước ta đang trong quá trình hoàn thiện, có sự bổ sung, thay đổi thường xuyên nên rất khó khăn cho việc đánh giá tính tuân thủ pháp luật trong kết quả kiểm toán.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện hiện nay của KTNN còn rất thiếu thốn. Công suất trụ sở KTNN ở Trung ương trên thực tế đã khai
thác gấp 2 lần so với thiết kế, không có đủ chỗ làm việc tối thiểu. Hầu hết KTNN khu vực chưa có trụ sở riêng, còn phải đi thuê rất tạm bợ (chỉ có 03/09 KTNN khu vực đã có trụ sở ổn định). Phương tiện phục vụ cho công tác kiểm toán còn thiếu, như: ô tô, máy tính, các phương tiện kỹ thuật đặc chủng phục vụ cho kiểm toán dự án đầu tư; hạ tầng công nghệ thông tin còn thấp kém; kinh phí được cấp hàng năm còn hạn hẹp nên ít nhiều còn phải trông chờ vào sự trợ giúp của đơn vị được kiểm toán nên đã phần nào làm hạn chế tính độc lập, khách quan của KTNN và gây phiền hà cho đơn vị được kiểm toán.
- Cơ chế, chính sách và chế độ đãi ngộ cho KTV tuy đã được cải thiện một bước song so với mặt bằng hiện nay vẫn còn thấp, đặc biệt là đối với đội ngũ KTV làm việc trong điều kiện đi công tác xa, dài ngày trên các địa bàn trong phạm vi cả nước. Do vậy, khó thu hút và giữ được cán bộ giỏi; có nguy cơ mất cán bộ có trình độ chuyên môn cao, chảy máu chất xám về các đơn vị có chế độ đãi ngộ cao, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ về tài chính, chứng khoán và doanh nghiệp kiểm toán.
- Kết quả kiểm toán chưa được khai thác và sử dụng thật sự hiệu quả. Thông qua hoạt động kiểm toán KTNN đã phát hiện nhiều sai phạm, yếu kém trong công tác quản lý điều hành và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; phát hiện một số vụ việc tiêu cực, tham nhũng, lãng phí và chuyển các cơ quan chức năng xử lý theo thẩm quyền. Tuy nhiên, kết quả kiểm toán và các dữ liệu về kết quả kiểm toán chưa được sử dụng, khai thác thật sự hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan có liên quan (giám sát, quản lý, xử lý trách nhiệm và phòng chống tham nhũng).
Thứ năm, do KTNN là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ đối với nước ta; cơ quan KTNN mới được thành lập, nên kinh nghiệm tổ chức và triển khai hoạt động kiểm toán còn hạn chế, nhất là đối với loại hình kiểm toán hoạt động để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.
2.4. Kiểm toán Nhà nƣớc trong hội nhập và phát triển; tác động của việc thực hiện các cam kết WTO đến hoạt động Kiểm toán Nhà nƣớc của việc thực hiện các cam kết WTO đến hoạt động Kiểm toán Nhà nƣớc