Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm toán

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm toán nhà nước Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế (Trang 96 - 102)

- Báo cáo kết quả kiểm toán: Các SAI nên báo cáo kết quả công việc kiểm toán của họ ít nhất một năm một lần, tuy nhiên họ cũng được tự do báo

3.1.3.Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm toán

Hoạt động kiểm toán là một trong những nội dung quan trọng của Luật KTNN. Do vậy, Luật KTNN đã dành một chương riêng (Chương IV) gồm 7 mục với 30 điều quy định về hoạt động kiểm toán của KTNN. Các quy định của Chương này được quy định khá chi tiết và đầy đủ về các loại hình kiểm toán và nội dung của từng loại hình đó; quy định cụ thể, chi tiết về trình tự, thủ tục và quy trình tiến hành một cuộc kiểm toán của KTNN. Hoạt động kiểm toán được xây dựng theo trình tự thủ tục mang tính tố tụng, bảo đảm

chặt chẽ. Với khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn thiện, năng lực được tăng cường, hoạt động KTNN ngày càng rộng về quy mô, đa dạng về loại hình và phương thức kiểm toán, tiến bộ về chất lượng kiểm toán, công khai về kết quả kiểm toán theo quy định của pháp luật.

- Về quy mô kiểm toán, đã tăng dần số lượng cuộc kiểm toán theo từng năm; từ năm 2006 (năm đầu triển khi thực hiện Luật Kểm toán nhà nước) mỗi năm KTNN thực hiện kiểm toán từ 90 đến 130 đầu mối (Bộ, ngành, cơ quan trung ương, tỉnh, thành phố, tập đoàn, tổng công ty), bình quân gấp 2 đến 3 lần so với giai đoạn trước, riêng lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản có số lượng các dự án đầu tư được kiểm toán gấp 4 lần. Đối với lĩnh vực NSNN, số lượng đầu mối và tổng số thu, chi NSNN được kiểm toán tăng nhanh. Nếu năm 2004, kiểm toán tại 8 Bộ, ngành và 22 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chiếm 5,38% chi ngân sách trung ương, 29% tổng số chi NSĐP, và 38% tổng số thu NSNN thì đến năm 2008, kiểm toán tại 20 Bộ, ngành và 35 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, 29% tổng chi ngân sách Trung ương, 49% tổng số chi ngân sách địa phương và 60% tổng số thu NSNN đã được kiểm toán.

Khoảng cách bình quân giữa 2 lần kiểm toán mỗi đơn vị cũng rút ngắn. Trong 05 năm gần đây, hầu hết các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính, bảo hiểm được kiểm toán 2-3 năm một lần; trung bình mỗi năm kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN của 50% số tỉnh, thành phố. Nhiều đơn vị được kiểm toán thường xuyên hàng năm theo luật định như: NHNN, Ngân hàng Chính sách xã hội...

Đồng thời, thực hiện kiểm toán theo Quyết định kế hoạch kiểm toán hàng năm của Tổng KTNN, KTNN còn thực hiện nhiều cuộc kiểm toán phục vụ công tác giám sát theo yêu cầu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội như: Chương trình trồng mới 5 triệu ha từng, Tổng Công ty Tài chính cổ phần dầu khí, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam...; kiểm toán theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, như: kiểm toán để giải quyết tồn đọng tài chính tại 35 nhà máy đường, Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro, Công ty cổ phần phát

triển đầu tư công nghệ FPT, Dự án Trung tâm Hội nghị quốc gia, Dự án Cầu Vĩnh Tuy, Dự án Đường 5 kéo dài v.v... Việc thực hiện kiểm toán các chương trình mục tiêu quốc gia theo đề nghị của các nhà tài trợ như: Chương trình 135, Chương trình môi trường quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình môi trường quốc gia về giáo dục và đào tạo... đã trở thành công việc thường xuyên trong những năm gần đây của hoạt động KTNN.

- Về loại hình và phương thức kiểm toán, sau khi được bổ sung chức năng, nhiệm vụ và tổ chức theo Nghị định số 93/2003/NĐ-CP ngày 13/8/2003 của Chính phủ, đặc biệt là từ khi có Luật KTNN năm 2005, KTNN đã tăng cường kiểm toán cả về diện và chiều sâu, thực hiện đầy đủ cả 3 loại hình kiểm toán: báo cáo tài chính, tuân thủ và hoạt động, chú trọng đánh giá tình hình thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. KTNN kiểm toán, xác nhận các chỉ tiêu chủ yếu về tổng thu, tổng chi, bội chi NSNN để cung cấp thông tin xác thực và đảm bảo chất lượng cho Chính phủ, Quốc hội trong việc xem xét, phê chuẩn quyết toán NSNN và quyết định dự toán NSNN; cung cấp thông tin cho HĐND các cấp phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hàng năm. KTNN cũng thực hiện kiểm toán và xác nhận báo cáo quyết toán vốn đầu tư của các dự án xây dựng cơ bản, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, các đơn vị, tổ chức kinh tế nhằm cung cấp thông tin khách quan, trung thực và nâng cao tính minh bạch trong quản lý ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Thực hiện quy định của pháp luật, nhất là Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, KTNN đã tăng cường kiểm toán tuân thủ, qua đó chỉ rõ sai phạm, địa chỉ sai phạm, trách nhiệm của các tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm, kiến nghị cụ thể với các cơ quan liên quan xử lý theo quy định của pháp luật. Trong những năm gần đây, nền kinh tế từng bước phát triển theo chiều sâu, chất lượng tăng trưởng được chú trọng, dựa trên nền tảng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, KTNN đã có những tiến bộ mới trong kiểm toán hoạt động nhằm đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, trước hết là đối với các dự án đầu tư, chương trình mục tiêu quốc gia. Năm 2008, 2009, 2010, 2011 trước diễn

biến nhanh của nền kinh tế theo cả chiều thuận và không thuận, để hỗ trợ tăng cường kiểm soát, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện các chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ trong giai đoạn chống lạm phát và giai đoạn kích cầu, chống suy giảm kinh tế, KTNN đã điều chỉnh mục tiêu, trọng tâm kiểm toán, đi sâu phân tích các nguyên nhân lạm phát và đánh giá việc thực hiện trên thực tế các gói giải pháp của Chính phủ chống lạm phát, kích cầu theo kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội.

Cùng với sự đa dạng các loại hình kiểm toán, các phương thức kiểm toán (tiền kiểm và hậu kiểm) cũng được thực hiện một cách toàn diện; ngoài hình thức hậu kiểm (kiểm toán quyết toán), bắt đầu từ năm 2006, thực hiện quy định của Luật KTNN, KTNN đã thực hiện kiểm toán và trình ý kiến về dự toán NSNN hàng năm do Chính phủ trình Quốc hội. Đây là hình thức tiền kiểm (kiểm toán dự toán, dự án) lĩnh vực NSNN. Nhiều dự án trọng điểm quốc gia cũng được kiểm toán từ khi khởi công đến khi kết thúc đầu tư như: Trung tâm Hội nghị quốc gia, Dự án Cầu Vĩnh Tuy, Dự án Đường 5 kéo dài, Dự án nhà máy xi măng Thái Nguyên, Dự án Điện Cà Mau 1, Cà Mau 2... theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và đề nghị của một số Bộ, địa phương. Phương thức kiểm toán chuyên đề cũng được triển khai mở rộng từ khi thực hiện Luật KTNN nhằm đi sâu kiểm toán, giải đáp các vấn đề thực tiễn trong công tác quản lý ngân sách, tiền và tài sản nhà nước đang được dư luận quan tâm và đã đề xuất được nhiều ý kiến có giá trị để hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách, chế độ quản lý. Điển hình là các cuộc kiểm toán chuyên đề quản lý và sử dụng ngân sách chi cho khoa học công nghệ giai đoạn 2003- 2006; chuyên đề chi sự nghiệp môi trường giai đoạn 2006- 2008; chuyên đề bù lỗ mặt hàng dầu giai đoạn 2006 - 2008; chuyên đề quản lý và sử dụng phí, lệ phí giao thông đường bộ hay chuyên đề mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản của các ban quản lý dự án của các Bộ, ngành và địa phương.

- Về chất lượng kiểm toán, ngày càng có tiến bộ hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thực tiễn quản lý. Những kiến nghị của KTNN ngày càng đơn dạng, phong phú, sắc sảo và có chất lượng hơn, được Chính phủ, Quốc hội, các Bộ, ngành, địa phương sử dụng ngày càng nhiều trong xem xét,

phê chuẩn dự toán và quyết toán ngân sách, giám sát ngân sách và thực hiện chính sách pháp luật; trong quản lý và xây dựng chính sách tài chính - ngân sách; các đơn vị được kiểm toán khắc phục những yếu kém, bất cập, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ. Số lượng KTV tham gia mỗi cuộc kiểm toán giảm đi, thời gian kiểm toán rút ngắn nhưng chất lượng báo cáo kiểm toán tăng lên thể hiện sự tiến bộ trong tổ chức thực hiện kiểm toán và chất lượng kiểm toán cũng như hiệu quả tổng thể của hoạt động KTNN.

Thực hiện triết lý bản thân kiểm toán phải được kiểm toán lại, công tác quản lý, kiểm soát chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của KTV được duy trì có hiệu quả, với nhiều biện pháp, hình thức khác nhau xuyên suốt quy trình kiểm toán. Với việc thành lập các đơn vị chuyên trách về quản lý hoạt động kiểm toán, thẩm định báo cáo kiểm toán, kiểm soát chất lượng kiểm toán như Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán (2003); Vụ Tổng hợp (2006); Vụ Pháp chế (2003), kết hợp với cơ chế thành lập và hoạt động của các Hội đồng cấp vụ của các KTNN chuyên ngành và khu vực trong thẩm định kế hoạch và báo cáo kiểm toán, năng lực và hiệu quả kiểm soát chất lượng kiểm toán và quản lý đạo đức nghề nghiệp KTV được tăng cường rất đáng kể. Hàng năm, KTNN đều tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn KTNN, Quy tắc ứng xử của KTV cũng như hồ sơ kiểm toán trong khi thực hiện hoặc kết thúc kiểm toán đã đơn vào lưu trữ; ban hành và kiểm tra việc thực hiện các chỉ thị của Tổng KTNN về tăng cường quản lý hoạt động kiểm toán, kiểm soát chất lượng kiểm toán, ghi chép nhật ký, thu thập bằng chứng kiểm toán. Kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chất lượng được công khai, có tác dụng tốt trong chấn chỉnh kịp thời các sai phạm và kịp thời biểu dương khen thưởng những nhân tố tích cực. Đây được coi là một trong các nhân tố quan trọng đảm bảo chất lượng kiểm toán, rút ngắn thời gian kiểm toán; phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro kiểm toán và các sai phạm, khuyết điểm của KTV.

- Về kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán

Những năm gần đây, nhất là sau khi Luật KTNN có hiệu lực, công tác này được đặc biệt chú trọng thông qua việc đẩy mạnh phối hợp giữa KTNN

với các cơ quan chủ quản đơn vị được kiểm toán và Bộ Tài chính tổ chức các đoàn kiểm tra việc theo dõi tình hình thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán tại một số đơn vị. Theo đề nghị của KTNN, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 33/2008/CT-TTg ngày 20/11/2008 về việc thực hiện nghiêm các chính sách tài khoá và thực hiện các kết luận, kiến nghị của cơ quan kiểm toán, thanh tra. Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời với việc KTNN chủ động gửi công văn thông báo tóm tắt kiến nghị kiểm toán tới Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị và các đơn vị chức năng có liên quan, tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán ngày càng tốt hơn. Đáng chú ý là sau khi nhận được kết quả kiểm toán và kiến nghị của KTNN, rất nhiều người đứng đầu bộ, ngành, tỉnh, thành phố đã có văn bản chỉ đạo yêu cầu các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện nghiêm kết luận và kiến nghị kiểm toán và báo cáo kết quả thực hiện về KTNN. Điều đó chứng tỏ, các kiến nghị kiểm toán đã sát hơn với thực trạng và nhu cầu quản lý tài chính, ngân sách, kiểm toán có hiệu lực hơn. Tuy nhiên, việc theo dõi, kiểm tra thực hiện và tổng hợp kết luận, kiến nghị kiểm toán còn thiếu nề nếp và tính hệ thống.

- Về công khai và cung cấp kết quả kiểm toán, thực hiện quy định tại Điều 58 và 59 của Luật KTNN, Nghị định số 91/2008/NĐ-CP ngày 18/8/2008 của Chính phủ về công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN, định kỳ KTNN họp báo công bố công khai kết quả kiểm toán, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, tạo được dư luận tốt cả trong nước và quốc tế. Ngoài hình thức họp báo công bố kết quả kiểm toán năm, KTNN còn công bố kết quả của cuộc kiểm toán thông qua các hình thức họp báo hoặc đăng tải trên Trang thông tin điện tử và Tạp chí Kiểm toán theo quy định. Việc công bố công khai kết quả kiểm toán đảm bảo đúng pháp luật, không có sai sót, có tính định hướng là một hoạt động nổi bật của KTNN từ khi Luật KTNN có hiệu lực thi hành, được dư luận đồng tình và đánh giá cao. Các báo cáo kiểm toán định kỳ, đột xuất đều được báo cáo, gửi, cung cấp đầy đủ, kịp thời cho Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật. Đồng thời với Báo cáo kiểm toán, Tổng KTNN còn gửi công

văn tới các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, thủ trưởng các đơn vị được kiểm toán và các cơ quan hữu quan để thông báo và đề nghị thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán. Vì vậy, việc thực hiện và báo cáo, tổng hợp thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán ngày càng đi vào thực chất và nề nếp hơn. Các báo cáo kiểm toán của KTNN đều được gửi đầy đủ và kịp thời đến Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng. Thực hiện Thông tư liên tịch (tháng 11/2007) về trao đổi, quản lý, sử dụng thông tin dữ liệu về phòng, chống tham nhũng, hàng quý KTNN cung cấp kết quả kiểm toán cho Thanh tra Chính phủ. KTNN đã chuyển nhiều hồ sơ, vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân cho cơ quan điều tra, kiểm tra Đảng, Thanh tra Chính phủ và thanh tra của các Bộ, ngành để điều tra, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền; chủ động hoặc cung cấp theo yêu cầu kết quả kiểm toán cho các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát của Đảng và Nhà nước ở Trung ương cũng như địa phương. KTNN cũng cử nhiều lượt cán bộ cấp Vụ, cấp phòng tham gia có hiệu quả các đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, các Uỷ ban của Quốc hội, các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành của Đảng và Nhà nước theo yêu cầu.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động kiểm toán cũng còn một số hạn chế cần phải khắc phục là:

- Trong những năm đầu thực hiện Luật KTNN, KTNN gặp khó khăn khi vừa tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán, vừa phải khẩn trương triển khai xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật KTNN trong thời gian ngắn, nhiệm vụ kiểm toán được giao tăng (chưa kể các nhiệm vụ kiểm toán đột xuất do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ yêu cầu, kiểm toán theo các Thoả thuận quốc tế) với yêu cầu chất lượng cao hơn; trong khi lãnh đạo KTNN còn thiếu, tổ chức bộ máy chưa hoàn chỉnh, biên chế còn thiếu, lực lượng KTV và các KTNN khu vực còn khá mỏng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm toán nhà nước Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế (Trang 96 - 102)