0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung và hình thức pháp luật về Kiểm toán nhà nước

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ (Trang 127 -129 )

- Chuyển biến về nhận thức trong cán bộ, KTV chưa đồng đều, một số vẫn giữ tác phong, nề nếp và phương pháp làm việc cũ, chưa thực sự kiên quyết

3.3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung và hình thức pháp luật về Kiểm toán nhà nước

về Kiểm toán nhà nước

Ở nước ta, KTNN là cơ quan mới được thành lập, không có tổ chức tiền thân và chưa có tiền lệ hoạt động, do vậy, hoàn thiện hệ thống pháp luật đầy đủ và toàn diện cho tổ chức và hoạt động của KTNN là điều cấp thiết. Yêu cầu cụ thể của tính toàn diện của hệ thống pháp luật về KTNN thể hiện ở sự đầy đủ các chế định pháp luật; các khía cạnh pháp lý và QPPL ngay trong bản thân nội dung Luật KTNN.

Để thực hiện các yêu cầu nêu trên, cần phải tập trung hoàn thiện cơ sở pháp lý đầy đủ và toàn diện cho tổ chức và hoạt động của KTNN theo Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020 ban hành theo Nghị quyết số 927/2010/UBTVQH12 ngày 19/4/2010 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho tổ chức và hoạt động của KTNN phải bảo đảm tính hệ thống, đầy đủ và toàn diện từ các quy định trong Hiến pháp - đạo

luật cơ bản của Nhà nước đến Luật KTNN và các đạo luật có liên quan, các văn bản QPPL hướng dẫn thi hành và hệ thống chuẩn mực, quy trình KTNN với một lịch trình phù hợp.

3.3.1.1. Địa vị pháp lý của Kiểm toán nhà nước trong Hiến pháp

Từ sự phân tích những ưu điểm và tồn tại của các mô hình cơ quan KTNN trên thế giới nêu trên; trên cơ sở thực tiễn 15 năm hoạt động của KTNN, đặc biệt là 5 năm thi hành Luật KTNN, chúng ta có thể đưa ra 2 phương án lưa chọn mô hình thích hợp cho KTNN Việt Nam, đó là mô hình: KTNN độc lập với Chính phủ và Quốc hội hoặc mô hình: KTNN trực thuộc Quốc hội.

Một, nội dung quy định về địa vị của KTNN trong Hiến pháp

Như đã phân tích ở phần trên đây, chúng ta có thể đưa ra 2 phương án lưa chọn mô hình thích hợp cho KTNN Việt Nam, đó là mô hình: KTNN độc

lập với Chính phủ và Quốc hội hoặc mô hình:KTNN trực thuộc Quốc hội.

Phương án KTNN độc lập với Chính phủ và Quốc hội

Đây là mô hình bảo đảm cao nhất cho tính độc lập trong hoạt động của KTNN; đồng thời, phù hợp cơ chế: Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ ở nước ta.

Theo phương án này có thể bổ sung một số điều trong Hiến pháp quy định về địa vị pháp lý, tính độc lập của KTNN và Tổng KTNN như sau:

- Vị trí pháp lý của KTNN: "Kiểm toán nhà nước là cơ quan kiểm tra

tài chính nhà nước cao nhất do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật".

- Chức năng của KTNN: "Kiểm toán nhà nước có chức năng kiểm toán

báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước".

- Thẩm quyền bổ nhiệm Tổng KTNN: "Tổng Kiểm toán nhà nước do

Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm với nhiệm kỳ là bảy năm, có thể được bầu lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ".

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ (Trang 127 -129 )

×