Bổ sung một số nội dung về quyền hạn của Quốc hội đối với KTNN và Tổng KTNN:

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm toán nhà nước Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế (Trang 129)

- Bổ sung một điều về thành lập KTNN: "Quốc hội thành lập Kiểm

toán nhà nước là cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước cao nhất trực thuộc Quốc hội, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật".

- Bổ sung một số nội dung về quyền hạn của Quốc hội đối với KTNN và Tổng KTNN: KTNN và Tổng KTNN:

"- Quy định tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước; - Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Tổng Kiểm toán nhà nước;

- Bãi bỏ các văn bản của Tổng Kiểm toán nhà nước trái với Hiến pháp, Luật và Nghị quyết của Quốc hội".

Hai, cách thể hiện về địa vị của KTNN trong Hiến pháp

Vấn đề thể hiện về địa vị của KTNN trong Hiến pháp tuỳ thuộc vào sự lựa chọn các phương án đó nêu ở phần trên đây.

Phương án KTNN độc lập với Chính phủ và Quốc hội

Theo phương án này, KTNN không thuộc các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, mà có vị trí độc lập tương tự như chế định "Chủ tịch nước" trong Hiến pháp; do vậy, cần có một chương riêng quy định về địa vị pháp lý của KTNN và của Tổng KTNN.

Phương án KTNN trực thuộc Quốc hội

Theo phương án này, KTNN là cơ quan trực thuộc Quốc hội, do vậy, cần bổ sung một điều quy định về việc thành lập cơ quan KTNN trong Chương về Quốc hội; đồng thời, bổ sung một số nội dung về quyền hạn của

Quốc hội đối với KTNN và Tổng KTNN tại các khoản 7, 8, 9 Điều 84 của Hiến pháp.

Các quy phạm trên là những quy định cơ bản làm nền tảng cho những quy định cụ thể trong Luật KTNN và các luật có liên quan đến tổ chức và hoạt động của KTNN.

3.3.1.2. Sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán nhà nước

Quán triệt các quan điểm chỉ đạo nêu trên, việc sửa đổi, bổ sung Luật KTNN được thực hiện theo các nội dung định hướng như sau:

Một, địa vị pháp lý của KTNN

Để xác lập địa vị pháp lý của KTNN đúng với bản chất của cơ quan KTNN, phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của INTOSAI và phù hợp với thông lệ quốc tế, vấn đề trước tiên và mang tính quyết định là cần đề xuất bổ sung vào Hiến pháp - đạo luật cơ bản của Nhà nước những quy định cơ bản về vị trí pháp lý của KTNN và Tổng KTNN. Đây là những quy định nền tảng cho tổ chức và hoạt động của KTNN; đồng thời, là cơ sở pháp lý cho việc quy định địa vị pháp lý của KTNN trong Luật KTNN và bảo đảm sự tương thích giữa Luật KTNN với Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật NSNN và các luật khác có liên quan.

Đề xuất hướng sửa đổi:

- Đề xuất bổ sung vào Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ở thời điểm thích hợp một số điều khoản quy định về vị trí pháp lý, tính độc lập của cơ quan KTNN; thủ tục, thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Tổng KTNN với nội dung:

+ "Kiểm toán nhà nước là cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật".

+ "Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bói nhiệm Tổng Kiểm toán nhà nước". - Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, sửa đổi lại Điều 13 của Luật KTNN như sau: "Kiểm toán nhà nước là cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước

do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" cho phù hợp với quy định của Hiến pháp.

- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Tổ chức Chính phủ liên quan đến KTNN nhằm khẳng định KTNN là cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục bầu, bổ nhiệm các chức danh Tổng KTNN và Phó Tổng KTNN.

Hai, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của KTNN

- Bổ sung chức năng, nhiệm vụ kiểm toán thuế:

Điều 5 của Luật KTNN quy định "Đối tượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là hoạt động có liên quan đến quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước". Do vậy, chức năng, nhiệm vụ của KTNN về kiểm toán thuế là hoàn toàn phù hợp; đồng thời việc kiểm toán thuế cũng phù hợp với khuyến cáo của INTOSAI (Tuyên bố Lima), tạo cơ sở pháp lý để KTNN thực hiện kiểm toán tất cả các đối tượng có nghĩa vụ thu nộp NSNN và kiểm soát các nguồn thu của NSNN.

- Bổ sung chức năng, nhiệm vụ phòng chống tham nhũng:

Việc bổ sung chức năng, nhiệm vụ phòng chống tham nhũng phù hợp quy định tại Điều 3 của Luật KTNN về mục đích kiểm toán "...giúp phần.. .chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí"; đồng thời phù hợp quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng (Luật Phòng chống tham nhũng đề cao trách nhiệm của KTNN trong phòng chống tham nhũng thông quan hoạt động KTNN).

- Về kiểm toán dự toán:

Quy định tại khoản 4 Điều 15 về nhiệm vụ của KTNN: trình ý kiến để Quốc hội xem xét, quyết định dự toán NSNN là chưa từ ràng về đối tượng kiểm toán và chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông tin tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán, dẫn đến khó khăn, lúng túng trong tổ chức thực hiện. Để khắc phục tình trạng trên, đề nghị sửa đổi nội dung quy định này theo hướng quy

định từ: KTNN thực hiện kiểm toán dự toán NSNN trước khi Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ba, chế định Tổng KTNN, Phó Tổng KTNN

- Về Tổng KTNN (từ Điều 17 đến Điều 19)

Để tăng thêm tính độc lập cho Tổng KTNN, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và phù hợp với thông lệ quốc tế, cần sửa đổi, bổ sung Luật KTNN theo hướng phân cấp mạnh hơn và tăng cường trách nhiệm cho Tổng KTNN trong một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của KTNN.

Đề xuất hướng sửa đổi:

+ Bổ sung thêm một điều quy định về quyền miễn trừ đối với Tổng KTNN như quy định về quyền miễn trừ đối với Đại biểu Quốc hội;

+ Bổ sung nhiệm vụ xây dựng Chiến lược phát triển KTNN trong từng thời kỳ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định;

+ Sửa đổi, bổ sung Điều 21 của Luật KTNN theo hướng quy định cho Tổng KTNN quyền quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị trực thuộc KTNN sau khi Uỷ ban thường vụ Quốc hội đó phờ duyệt Chiến lược phát triển KTNN trong từng thời kỳ hoặc đó có nghị quyết cho phép thành lập thêm các đơn vị trực thuộc KTNN.

- Về Phó Tổng KTNN (Điều 20)

Đề nghị xem xét sửa đổi quy định về việc bổ nhiệm Phó Tổng KTNN theo hướng: Phó Tổng KTNN do Tổng KTNN đề nghị Chủ tịch Quốc hội (hoặc Chủ tịch nước) bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Nhiệm kỳ của Phó Tổng KTNN là 5 năm cho phù hợp với quy định của Luật Cán bộ, công chức.

Bốn, về tổ chức của KTNN

- Về hệ thống tổ chức của KTNN, khoản 1 Điều 21 nên quy định từ cơ cấu tổ chức của KTNN gồm các vụ và các đơn vị tương đương cấp vụ để tránh hiểu không đúng trong quá trình thực hiện.

- Đổi tên KTNN chuyên ngành thành Vụ Kiểm toán chuyên ngành, KTNN khu vực thành Cục Kiểm toán khu vực; đồng thời, đổi tên các chức danh Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng thành Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng Kiểm toán chuyên ngành, Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm toán khu vực cho phù hợp thông lệ chung về tổ chức bộ máy của các Bộ, ngành và tránh sự hiểu nhầm như hiện nay.

- Bổ sung theo hướng luật hoá nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu KTNN chuyên ngành, KTNN khu vực trong tất cả các bước của quy trình kiểm toán nhằm nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, đồng thời bảo đảm hoạt động kiểm toán tuân thủ theo các quy định của Luật KTNN.

Đề xuất hướng sửa đổi:

- Sửa đổi lại tên các KTNN chuyên, KTNN khu vực và chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị này trong các quy định từ Điều 21 đến Điều 24 của Luật KTNN; đồng thời, sửa đổi các điều luật có liên quan: Điều 43, 44; điểm a,đ,g khoản 1, điểm d, g khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 45; điểm d khoản 2 Điều 48; khoản 1 Điều 54 Luật KTNN thay tên Kiểm toán trưởng bằng Vụ trưởng KTNN chuyên ngành và Cục trưởng KTNN khu vực cho phù hợp với quy định về tên gọi mới.

- Bổ sung thêm 1 điều quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ trưởng KTNN chuyên ngành và Cục trưởng KTNN khu vực trong từng khâu của quy trình kiểm toán.

Năm, về KTV nhà nước

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm toán nhà nước Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế (Trang 129)