Các quy định của Kiểm toán nhà nước

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm toán nhà nước Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế (Trang 37 - 38)

- Nhóm các quy địnhvề mối quan hệ giữa cơ quan KTNN với các chủ thể tham gia vào quá trình quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính Nhà

1.2.2.Các quy định của Kiểm toán nhà nước

Ở Việt Nam, KTNN được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 70/CP ngày 11 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về việc thành lập cơ quan KTNN, Quyết định số 61/TTg ngày 24 tháng 1 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của KTNN. Đây là cơ quan mới ra đời trong công cuộc đổi mới của đất nước và tiến trình cải cách nền hành chính quốc gia. Sự ra đời và phát triển KTNN là một tất yếu khách quan, đánh dấu một bước phát triển mới của hệ thống các công cụ kiểm tra, kiểm soát ở Việt Nam trong điều kiện mới. Sự ra đời của KTNN khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta lập lại trật tự, kỷ cương trong quản lý nguồn lực tài chính quốc gia; tăng cường tính minh bạch và công khai nền tài chính đất nước; góp phần thực thi dân chủ xã hội và chống tiêu cực, tham nhũng. Ngày 14/6/2005 Luật KTNN được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006 đã nâng cao địa vị pháp lý của KTNN cho phù hợp vị trí, vai trò của cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước cao nhất của quốc gia, theo đó: "Kiểm toán nhà nước là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" [38].

Sau hơn 17 năm hoạt động, từ một cơ quan mà trước đó chưa có tiền lệ, KTNN vừa xây dựng tổ chức bộ máy, tuyển dụng và đào tạo cán bộ vừa tổ chức triển khai hoạt động kiểm toán; KTNN đã từng bước khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong cơ cấu bộ máy nhà nước; khẳng định được sự cần thiết, tính tất yếu khách quan đối với hoạt động của cơ quan KTNN với tư cách là một trong những công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động quản lý ngân sách, tiền và tài sản nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Hiện nay, văn bản có giá trị pháp cao nhất quy định về KTNN là Luật KTNN. Luật này được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006. Để cụ thể hóa một số quy định trong Luật KTNN, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan và KTNN đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành trên các lĩnh vực do Luật điều chỉnh. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong hoạt động KTNN, giúp cán bộ, công chức, KTV nhà nước và các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động kiểm toán trong thực thi nhiệm vụ và hiểu biết về KTNN.

Trên cơ sở quy định của Luật KTNN và các quy định của pháp luật, Tổng KTNN đã ban hành các văn bản QPPL và văn bản quản lý theo thẩm quyền hướng dẫn thi hành Luật KTNN như: Quyết định, Chỉ thị, Chuẩn mực kiểm toán, Quy trình kiểm toán, các Quy chế, Quy định và quy tắc ứng xử của KTV nhà nước. Đồng thời, Tổng KTNN đã ký nhiều quy chế phối hợp, thỏa thuận hợp tác với các cơ quan, ban ngành liên quan đến hoạt động KTNN của Quốc hội, Chính phủ và các tổ chức chính trị - xã hội,…Hệ thống văn bản do Tổng KTNN ban hành đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu hoàn thiện tổ chức và điều hành hoạt động của KTNN trong những năm qua.

1.3. Quy định quốc tế về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm toán nhà nước Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế (Trang 37 - 38)