Các quy định phổ biến về Kiểm toán nhà nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm toán nhà nước Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế (Trang 43)

- Báo cáo kết quả kiểm toán: Các SAI nên báo cáo kết quả công việc kiểm toán của họ ít nhất một năm một lần, tuy nhiên họ cũng được tự do báo

1.3.2.Các quy định phổ biến về Kiểm toán nhà nước trên thế giớ

1.3.2.1. Về Hiến pháp và Luật về Kiểm toán nhà nước

Nghiên cứu hệ thống pháp luật về KTNN ở một số nước trên thế giới trong điều kiện hệ thống pháp luật về KTNN của Việt Nam mới được hình thành, đang trong quá trình tiếp tục xây dựng và hoàn thiện là điều cần thiết. Trong phạm vi luận văn, việc nghiên cứu hệ thống pháp luật về KTNN của các nước trên thế giới ở nội dung này sẽ không tập trung vào việc nghiên cứu đơn lẻ ở từng nước mà chỉ nghiên cứu những vấn đề có tính phổ biến về hệ thống pháp luật về KTNN của các nước để làm cơ sở định hướng cho xây dựng hoàn thiện hệ thống luật pháp về KTNN ở Việt Nam.

Trong " Tuyên bố Lima về các chỉ dẫn kiểm toán " của INTOSAI khi đề cập đến thẩm quyền cơ bản của SAI " tính độc lập của Kiểm toán tối cao " và của các " các nhân viên và quan chức của cơ quan KTTC "; về quan hệ của cơ quan KTTC với " Nghị viện " và " Chính phủ và chính quyền ", về " báo cáo trước Quốc hội và công chúng "... đều khuyến cáo rằng: những quy định trên cần được quy định trong Hiến pháp của mỗi nhà nước. Đó là những tiền đề pháp luật cơ bản để hình thành hệ thống pháp luật về KTNN của mỗi nước.

Ở tất cả các nước tồn tại cơ quan KTNN, dù là ở các nước đã thành lập cơ quan KTNN từ rất lâu hay ở các nước mới thành lập cơ quan KTNN như các nước Đông Âu, Liên bang Nga, Trung Quốc... những vấn đề cơ bản về vị trí và hoạt động của cơ quan KTNN đều được quy định trong Hiến pháp của mỗi nước. Trên cơ sở những quy định của Hiến pháp, các nước này ban hành các đạo luật về KTNN cũng như các văn bản pháp quy khác về KTNN.

Như vậy, mặc dù những quy định cụ thể trong Hiến pháp của các nước về KTNN có thể khác nhau về mức độ, nội dung cụ thể; ví dụ Hiếp pháp CHLB Đức, CHLB Nga chỉ quy định tại một khoản trong 1 điều của Hiến pháp; Hiến pháp CH Ba Lan, Hàn Quốc lại quy định tới 6-7 điều về KTNN... Tuy nhiên, về cơ bản có thể đưa ra những nhận xét về tính phổ biến của những quy định về KTNN trong Hiến pháp là:

- Xác định chức năng cơ bản của KTNN.

- Xác định vị trí của KTNN trong hệ thống các cơ quan Nhà nước. - Hầu hết Hiến pháp các nước còn quy định thẩm quyền (quyền và nghĩa vụ) cơ bản của KTNN; nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của KTNN (tính độc lập).

Với những quy định cơ bản như trên trong Hiến pháp, các nước đã xây dựng các đạo luật cụ thể làm cơ sở pháp lý cho việc tổ chức, hoạt động của KTNN.

Dựa trên cơ sở Hiến pháp, các nước đều ban hành luật. Mặc dù nội dung cụ thể của luật KTNN của các nước có sự khác nhau, nhưng nhìn chung đều có các quy định chủ yếu sau đây:

- Các quy định về chức năng, nhiệm vụ của KTNN.

- Các quy định về quyền hạn và trách nhiệm (nghĩa vụ) của KTNN. - Các quy định về đối tượng, phạm vi kiểm toán của KTNN.

- Các quy địnhvề tổ chức và nhân sự của KTNN. - Các quy định về quy chế hoạt động của KTNN. - Các quy định về kinh phí hoạt động của KTNN.

- Các quy định chung về các phương pháp nghiệp vụ kiểm toán của KTNN. Luật KTNN là cơ sở pháp lý để điều chỉnh mọi quan hệ phát sinh trong hoạt động của KTNN; đồng thời cũng là cơ sở pháp lý điều chỉnh các quan hệ nội bộ của hệ thống KTNN.

Ngoài Hiến pháp và luật KTNN, ở một số luật khác có liên quan đến hoạt động của KTNN cũng có những quy định phù hợp với Hiến pháp và Luật KTNN. Trên cơ sở Hiến pháp và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành những văn bản dưới luật để tổ chức thực hiện hoạt động cụ thể của KTNN.

1.3.2.2. Về các văn bản dưới luật

Các văn bản dưới luật chủ yếu là các văn bản pháp lý quy định chi tiết những nội dung của Hiến pháp và Luật kiểm toán (LKT) nhằm thực thi Hiến pháp

và luật trong hoạt động kiểm toán; văn bản dưới luật còn bao gồm cả các văn bản về chuyên môn nghiệp vụ, nhóm Chuẩn mực kiểm toán, quy trình kiểm toán, các phương pháp nghiệp vụ kiểm toán... Các văn bản này do KTNN hoặc các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về kiểm toán ban hành, tuỳ theo tổ chức quản lý hành chính ở mỗi nước. Việc ban hành các văn bản dưới luật của cơ quan Nhà nước theo luật định để đảm bảo hiệu lực pháp lý cho hoạt động kiểm toán là cần thiết và có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và hiệu quả hoạt động kiểm toán.

Ngoài ra, để chỉ đạo những hoạt động toàn ngành, phạm vi quyền hay nhiệm vụ được giao, Tổng KTNN ban hành các quyết định, quy định, nhằm bảo đảm sự chỉ đạo, tổ chức hoạt động trong nội bộ ngành.

Tóm lại, theo những định hướng của INTOSAI và thực tiễn hệ thống

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm toán nhà nước Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế (Trang 43)