Tổ chức và nhân sự của SA

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm toán nhà nước Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế (Trang 74 - 77)

- Báo cáo kết quả kiểm toán: Các SAI nên báo cáo kết quả công việc kiểm toán của họ ít nhất một năm một lần, tuy nhiên họ cũng được tự do báo

2.2.3. Tổ chức và nhân sự của SA

- Tổ chức

Tuyên bố Lima không quy định rõ về một hình thức, cơ cấu tổ chức có thể được ưu tiên với các cơ quan KTNN. Các LKT của các nước trên thế giới quy định về tổ chức của cơ quan KTNN khác nhau, song về cơ bản theo hai hình thức là hình thức đơn tuyếnhình thức đồng sự. Theo hình thức đơn tuyến (KTNN của Vương quốc Anh, Malayxia, Thái Lan...) cơ quan KTNN được phân cấp theo thứ bậc, đứng đầu là Chủ tịch kiểm toán hoặc Tổng kiểm toán. Các LKT đưa ra hình thức tổ chức đơn tuyến thường có ít điều khoản quy định về cơ cấu tổ chức. Trong hầu hết các trường hợp, đặc điểm của LKT này là trao cho Chủ tịch (Tổng KTNN) tất cả các nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan KTNN. Tuy nhiên, để thực hiện nhiệm vụ của mình Chủ tịch (Tổng KTNN) có thể tự định liệu việc bổ nhiệm lực lượng cán bộ cần phải có (khoản 3 Điều 1 và khoản 1 Điều 3 cùng với phần II LKT Vương quốc Anh; Khoản 1 và 2 Hiến pháp Malayxia cùng với khoản 2 và 3 chương 7 LKT Malayxia; Chương 7 và 8 cùng với chương 11 LKT Thái Lan...).

Các KTNN được tổ chức theo hình thức đồng sự (KTNN Đức, Pháp, Hàn Quốc, Nga và Séc...) có các hội đồng quyết định nằm trong cơ quan KTNN. Những hội đồng này thông qua các quyết định của mình theo nguyên tắc đa số (đối chiếu với các Điều 8 và 15 LKT Cộng hòa Liên bang Đức; Điều 11 LKT Hàn Quốc; Điều 7 LKT Nga; Khoản 2 Điều 13 LKT Séc). Trong một số trường hợp các cơ quan Kiểm toán tối cao có nhiều hội đồng quyết định. Ở đây có thể thấy những điểm giống nhau trong cơ cấu tổ chức giữa KTNN Liên bang Đức và Cục kiểm tra tối cao Séc. Cả hai SAI này vừa có các Hội đồng mà thành phần của chúng được xác định theo các vụ chuyên ngành (Điều 11 LKT Cộng hòa Liên bang Đức; Điều 14 LKT Séc) lại vừa có Đại hội đồng /Tiểu hội đồng. Hội đồng này theo LKT Hàn Quốc và Nga cũng quy định bao gồm tất cả các uỷ viên của SAI (Khoản 1 Điều 13 LKT Cộng hòa Liên bang Đức; Khoản 1 Điều 11 LKT Hàn Quốc; Khoản 1 Điều 7 LKT Nga; Khoản 1 Điều 13 LKT Séc).

Trong số các SAI được tổ chức mang tính đồng sự này thì KTNN

Pháp có điểm đặc biệt là nó đứng đầu một cấp xử lý tố tụng tài chính và làm chức năng cơ quan xét xử theo Luật. LKT Pháp không có những quy định riêng biệt nêu bật hình thức tổ chức đồng sự của KTNN.

Quyền hạn của Hội đồng bao gồm việc thông qua các báo cáo kiểm toán (một phần chỉ trên cơ sở kiến nghị), thông qua các kế hoạch kiểm toán và báo cáo năm. Sự khác biệt quan trọng nhất so với các cơ quan KTNN được tổ chức theo đơn tuyến là quyền quyết định được phân cấp.

KTNN Việt nam được tổ chức theo hình thức đơn tuyến. Đứng đầu cơ quan KTNN là Tổng KTNN. Tổng KTNN do Quốc hội bầu (Điều 19, Điều 21 Luật KTNN Việt Nam). Ngoài ra, Luật KTNN Việt Nam cũng chứa đựng những nhân tố nhất định của một cơ quan KTNN có quy chế đồng sự thông qua quy định về Hội đồng KTNN:

Tổng KTNN thành lập Hội đồng Kiểm toán nhà nước để tư vấn cho Tổng Kiểm toán nhà nước thẩm định các báo cáo kiểm toán quan trọng hoặc tái thẩm định các báo cáo kiểm toán theo

kiến nghị của đơn vị được kiểm toán và giúp Tổng Kiểm toán nhà nước xử lý các kiến nghị về báo cáo kiểm toán [38, Điều 25].

Tuy nhiên, từ các quy định này có thể kết luận rằng Tổng KTNN không bị ràng buộc bởi các quyết định của Hội đồng kiểm toán. Trong chừng mực đó thì cơ cấu quyết định đơn tuyến vẫn tồn tại và như vậy chưa có thể nói tới một cơ cấu tổ chức mang tính đồng sự được.

- Nhân sự

Điều 14 Tuyên bố Lima đòi hỏi rằng các ủy viên kiểm toán và công chức kiểm toán thuộc SAI phải có đủ năng lực cần thiết và sự chính trực về đạo đức để thực hiện được các nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, người ta còn rất coi trọng việc đào tạo bồi dưỡng về mặt lý luận và thực tiễn cho tất cả các ủy viên và công chức kiểm toán thuộc SAI. Những điều kiện về chất lượng thư- ờng được quy định bằng luật. Đó là những điều kiện mà các ủy viên hoặc cán bộ kiểm toán của một SAI phải thực hiện đủ. Tuy nhiên, trong phạm vi này người ta thấy nổi lên một điểm là điều đó không có ở các SAI được tổ chức đơn tuyến mà đề tài này đề cập tới. Các LKT này để cho Chủ tịch Tổng KTNN tự lựa chọn cán bộ của mình mà không định ra những yêu cầu đặc biệt nào (đối chiếu với khoản 2 Điều 3 LKT Vương quốc Anh; Khoản 2 và 3 Điều 7 LKT Malaysia; chương 11 cùng với khoản 5 chương 4 LKT Thái Lan). Trái lại đa phần các LKT của các SAI được tổ chức như là một cơ quan đồng sự lại quy định các điều kiện về trình độ đối với các ủy viên kiểm toán và các công chức kiểm toán (Khoản 3 Điều 3 LKT Cộng hòa Liên bang Đức; Điều 2a, 4a LKT Pháp; Điều 7 LKT Hàn Quốc; khoản 1 Điều 5 và khoản 1 Điều 6 LKT Nga; Khoản 1 Điều 10 và khoản 3 Điều 12 LKT Séc). Có thể tóm tắt các điều kiện về trình độ được quy định trong các điều khoản này đối với ủy viên cơ quan Kiểm toán tối cao như sau: các ủy viên phải có đủ năng lực tác nghiệp trong ngạch công vụ cao cấp hoặc đã hoạt động một thời gian dài trong ngành công vụ. Ngoài ra, họ phải chứng minh được là đã có kinh nghiệm nghề nghiệp chuyên sâu đủ trình độ làm việc trong lĩnh vực kiểm tra tài chính. Thêm vào đó theo khoản 2 Điều 5 LKT Nga, Chủ tịch và Phó chủ tịch SAI

Nga không được có quan hệ họ hàng với một người nắm chức vụ cao nhất ở một trong ba cơ quan quyền lực nhà nước.

Luật KTNN Việt Nam quy ra các tiêu chuẩn chung của KTV nhà nuớc tại Điều 29 của luật.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm toán nhà nước Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)