Chuẩn mực quốc tế về kiểm toán nhà nước

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm toán nhà nước Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế (Trang 38 - 41)

- Nhóm các quy địnhvề mối quan hệ giữa cơ quan KTNN với các chủ thể tham gia vào quá trình quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính Nhà

1.3.1.Chuẩn mực quốc tế về kiểm toán nhà nước

1.3.1.1. INTOSAI

INTOSAI là viết tắt của từ "Tổ chức quốc tế của các cơ quan Kiểm toán tối cao" và do đó hình thành nên một tổ chức bảo trợ các cơ quan Kiểm toán tối cao của các nước thuộc Liên hiệp quốc hoặc một trong các cơ quan chuyên môn của nó. Tổ chức các Cơ quan kiểm toán tối cao quốc tế (INTOSAI) thành lập năm 1953, tại Havana, Cuba. Văn phòng Tổng thư ký của INTOSAI được chủ trì bởi Tòa Kiểm toán Áo từ năm 1965 và Chủ tịch Tòa Kiểm toán Áo giữ vai trò là Tổng Thư ký của INTOSAI - hiện tại là tiến sĩ Josef Moser (từ năm 2004).

Nhiệm vụ chính của Các cơ quan Kiểm toán tối cao (SAIs) là kiểm toán các báo cáo của Chính phủ và kiểm tra xem liệu các quỹ công có được sử dụng kinh tế, hiệu quả và hiệu lực. Để có thể thực hiện thành công nhiệm vụ của mình, SAIs phải độc lập với các đối tượng được kiểm toán và được bảo vệ trước các ảnh hưởng bên ngoài.

Sự độc lập của SAIs đảm bảo việc báo cáo không thiên vị, đáng tin cậy và khách quan về các phát hiện kiểm toán. Do đó, nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự quản lý công minh bạch, cũng như đảm bảo việc thực hiện hiệu quả vai trò giám sát của quốc hội và cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, tăng cường sự tin tưởng của công chúng đối với công tác quản lý. Vì vậy, bảo vệ và duy trì sự độc lập của SAIs là một trong những nguyên tắc cơ bản mà INTOSAI.

"Tuyên bố Lima" được hiểu như là "Đạo luật" về kiểm toán, được xác định nguyên tắc về sự độc lập của SAIs; "Tuyên bố Mê-xi-cô về sự độc lập của SAI" định nghĩa sự độc lập cụ thể hơn bằng cách chỉ ra tám tiêu chí về sự độc lập như là các đòi hỏi thiết yếu đối với một SAIs.

INTOSAI xây dựng các chuẩn mực và hướng dẫn nghề nghiệp về kiểm toán chính phủ, tổ chức các hoạt động đào tạo, góp phần tăng cường năng lực và thúc đẩy trao đổi thông tin và chia sẻ kiến thức giữa các thành viên.

Các thành viên của INTOSAI trao đổi ý kiến, kinh nghiệm và kiến thức. Theo phương châm ‘Tất cả cùng có lợi’ các SAIs thành viên hỗ trợ lẫn nhau, để cùng nhau phát triển và cải tiến kiểm toán chính phủ trên toàn thế giới.

Hơn ba thập kỷ trôi qua, khi Tuyên bố Lima về hướng dẫn các nguyên

tắc kiểm toán được các đại biểu tham dự Đại hội INTOSAI IX tổ chức tháng

10/1977 tại Lima, Pêru đồng ý thông qua, đã có rất nhiều hy vọng là nó sẽ thành công trên toàn thế giới.

Từ đó đến nay, những trải nghiệm cùng Tuyên bố Lima đã vượt qua cả những kỳ vọng cao nhất và chứng minh mức độ ảnh hưởng mang tính quyết định của nó đến sự phát triển của kiểm toán chính phủ trong bối cảnh cụ

thể của mỗi quốc gia. Tuyên bố Lima mang nghĩa bình đẳng với tất cả Cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) trong tổ chức INTOSAI, bất kể thuộc khu vực nào, phát triển đến đâu, hoà nhập vào hệ thống quyền lực đến mức nào và tổ chức ra sao.

Thành công của Tuyên bố như trên là do nó hàm ẩn danh mục đầy đủ các mục tiêu và vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm toán, trong khi bảo lưu được đầy đủ ý nghĩa mà vẫn ngắn gọn súc tích, khiến nó dễ sử dụng, với ngôn từ trong sáng bảo đảm trọng tâm không xa rời những nội dung chủ yếu.

Mục tiêu chính của Tuyên bố Lima là kêu gọi hoạt động kiểm toán chính phủ độc lập. Một SAI nếu không đáp ứng yêu cầu này sẽ không đủ tiêu chuẩn. Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi vấn đề độc lập của SAI liên tục là đề tài được trao đi đổi lại trong cộng đồng INTOSAI. Tuy nhiên, một SAI vẫn không thể đáp ứng yêu cầu của Tuyên bố Lima nếu chỉ thoả mãn về tính độc lập; tính độc lập bắt buộc phải được quy định trong luật pháp. Vì vậy, để làm được điều này, phải có những thiết chế chức năng đảm bảo về pháp lý, một SAI như vậy chỉ hình thành tại một nền dân chủ xây dựng trên cơ sở pháp trị.

Như vậy, pháp trị và dân chủ là nền tảng thiết yếu để hoạt động kiểm toán chính thực sự độc lập và làm trụ cột, nền móng cho Tuyên bố Lima. Các nguyên tắc đề cập trong Tuyên bố mang tính xuyên suốt là giá trị thiết yếu đảm bảo tính thời sự của chúng ngay từ những năm đầu ban hành.

Tuyên bố Lima, với tầm quan trọng lớn lao của nó, xứng đáng được coi là Đại hiến chương về hoạt động kiểm toán. Cho đến ngày nay, Tuyên bố Lima vẫn tiếp tục phát huy giá trị, hiệu lực của nó trong cộng đồng các SAI.

Đại hội INTOSAI đã khẳng định rằng: việc sử dụng hợp lý và hiệu quả công quỹ là một trong các điều kiện tiên quyết để quản lý thích đáng nền tài chính công và hiệu lực quyết định của cơ quan chức năng; để đạt được mục tiêu trên, mỗi quốc gia tuyệt đối cần một Cơ quan kiểm toán tối cao có tính độc lập được pháp luật đảm bảo; một cơ quan như vậy ngày càng trở nên quan trọng hơn do nhà nước đã và đang mở rộng hoạt động của mình sang

lĩnh vực xã hội, kinh tế và như vậy sẽ vận hành vượt khỏi giới hạn của khuôn khổ tài chính truyền thống; mục tiêu cụ thể của kiểm toán là sử dụng hợp lý và hiệu quả công quỹ; xây dựng nền quản lý tài chính lành mạnh; thực thi đúng đắn hoạt động hành chính; phổ biến thông tin cho cơ quan công và công chúng thông qua xuất bản các báo cáo khách quan là cần thiết cho sự ổn định và phát triển của nhà nước theo các mục tiêu của Liên hiệp quốc.

Cùng với Tuyên bố Lima, Tuyên bố Mehicô về tính độc lập của các cơ quan kiểm toán tối cao được Đại hội lần thứ XIX của Tổ chức Quốc tế các Cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI) tại Mêhicô thông qua khi xét thấy Tuyên bố Lima về Hướng dẫn các Quy tắc Kiểm toán (Tuyên bố Lima) quy định rằng các Cơ quan Kiểm toán tối cao (SAI) chỉ có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình nếu họ độc lập với đơn vị được kiểm toán và không chịu các tác động từ bên ngoài. Để đạt được mục tiêu này, không thể thiếu được một nền dân chủ lành mạnh, theo đó mỗi quốc gia phải có một SAI với tính độc lập được bảo đảm bằng pháp luật. Do vậy, Tuyên bố này đã khẳng định tính độc lập của SAI được thể hiện qua tám tiêu chí sau:

- Địa vị pháp lý: Để đảm bảo cho địa vị pháp lý phù hợp và hiệu quả của các SAI đối với nhà nước, tính độc lập của các SAI cần phải được xác định chính xác trong hiến pháp và pháp luật, bao gồm cả các điều khoản trong dự luật.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm toán nhà nước Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế (Trang 38 - 41)