- Báo cáo kết quả kiểm toán: Các SAI nên báo cáo kết quả công việc kiểm toán của họ ít nhất một năm một lần, tuy nhiên họ cũng được tự do báo
2.2.2. Quan hệ giữa Kiểm toán nhà nước với Chính phủ và Quốc hộ
Việc bảo đảm tính độc lập của KTNN liên quan chặt chẽ tới mối quan hệ với các cơ quan nhà nước trong ngành lập pháp và hành pháp. Mối quan hệ giữa KTNN với Chính phủ và Quốc hội phải được luật hoá và là một yếu tố quan trọng đảm bảo tính độc lập khách quan của KTNN về mặt pháp lý. Tuỳ thuộc vào thể chế chính trị và điều kiện của từng nước mà KTNN được tổ chức theo các hình thức khác nhau, nhưng trong mọi trường hợp phải đảm bảo tính độc lập của KTNN. KTNN không chịu sự điều hành, chỉ đạo của bất kỳ cơ quan quyền lực nào, nhưng KTNN phải có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm toán cho Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền khác theo hoạch định, đồng thời phải công khai kết quả kiểm toán cho công chúng. Mối quan hệ giữa KTNN với Chính phủ và Quốc hội được thể hiện thông qua các nội dung chủ yếu sau đây:
- KTNN độc lập về tổ chức
Như đã trình bày trong phần nói về tính độc lập thiết chế, ở một số nước các SAI thực sự được xây dựng như là những cơ quan nhà nước độc lập hoặc cơ quan hiến pháp độc lập (Điều 1 LKT Cộng hòa Liên bang Đức; Điều 2 khoản 1 LKT Hàn Quốc; Điều 2 khoản 1 LKT Séc). Bằng việc tách kiểm tra tài chính ra khỏi phạm vi ngành lập pháp hoặc hành pháp về mặt tổ chức - thiết chế như vậy sẽ đảm bảo cho người kiểm tra và người bị kiểm tra không đồng nhất với nhau và giữ được một khoảng cách tối thiểu nhất định giữa họ với nhau. Hình thái này đặc biệt làm nổi bật việc đảm bảo tính độc lập về mặt nghiệp vụ và thiết chế.
- Đặt KTNN nằm trong ngành lập pháp hoặc hành pháp
Ngược lại ở Nga và Vương quốc Anh SAI hoặc Tổng KTNN lại giữ vị trí một cơ quan cấp dưới/cơ quan thuộc cấp của Quốc hội (Điều 1 khoản 2 LKT Vương quốc Anh; Điều 1 khoản 1 LKT Nga). Tuy vậy cả hai LKT này đều nhấn mạnh tính độc lập (về nghiệp vụ) của cơ quan Kiểm toán bất chấp việc nó trực thuộc Quốc hội (Điều 1 khoản 4 LKT Vương quốc Anh; Điều 1 khoản 2 LKT Nga).
Ở Trung Quốc và Việt Nam (trước khi có Luật KTNN) SAI đều được đặt trong Ngành hành pháp. Ở Trung Quốc, Hội đồng Nhà nước thành lập SAI trực thuộc Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, còn ở Việt Nam KTNN trực thuộc Thủ tướng Chính phủ (Điều 7 LKT Trung Quốc; Điều 1 Quy chế KTNN Việt Nam). Những điều khoản quy định này tỏ ra không phù hợp với các quy định của Điều 9 Tuyên bố Lima ở chỗ là chúng không đảm bảo đủ rõ sự độc lập của cơ quan KTNN đối với cơ quan được kiểm toán (cơ quan hành pháp).
Hiện nay, theo quy định tại Điều 13 của Luật KTNN Việt Nam: KTNN là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Với quy định như trên, KTNN có địa vị pháp lý độc lập, không thuộc hệ thống các cơ quan lập pháp hoặc hành pháp. Đương nhiên ở đây không thể đi tới chỗ hoàn toàn tách rời SAI khỏi Quốc hội và Chính phủ; cụ thể trong một số lĩnh vực việc thực hiện từng nhiệm vụ kiểm toán đòi hỏi phải có sự hợp tác đặc biệt chặt chẽ, thí dụ như tư vấn cho các dự án luật hoặc thông tin cụ thể về các báo cáo kiểm toán hoặc dự kiến hệ quả về mặt tài chính hoặc tổ chức của các kế hoạch ban hành luật hoặc chính sách. Một sự hợp tác như vậy không chỉ phục vụ cho ngành lập pháp và hành pháp mà dưới giác độ của SAI còn có tác dụng như là sự kiểm tra tài chính mang tính phòng ngừa. Đương nhiên không được làm nảy sinh bất cứ nghĩa vụ gián tiếp nào từ sự hợp tác đó đối với cơ quan Kiểm toán làm ảnh hưởng tới việc độc lập thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.
- Tự chịu trách nhiệm về chương trình kiểm toán
Đặc biệt sự độc lập của SAI đối với Ngành hành pháp lập pháp cũng phải thể hiện qua việc lựa chọn và thực hiện chương trình kiểm toán. Phải để cho các cơ quan KTNN tự mình lập chương trình (kế hoạch) kiểm toán vào không được để công việc này nằm trong phạm vi tác động của các cơ quan nhà nước khác. Không nên để cho SAI có thể bị chỉ thị làm nhiệm vụ thực hiện, thay đổi hoặc bỏ qua những chương trình kiểm toán nhất định. Để bảo đảm được điều này cần phải có những cơ sở pháp lý rõ ràng. Qua nghiên cứu luật KTNN của các nước cho thấy có những LKT không có những đoạn nói về việc ai phụ trách việc lập kế hoạch kiểm toán hoặc những đơn vị nào ở trong hoặc ngoài cơ quan Kiểm toán tham gia vào việc đó (Đối chiếu với LKT các nước Trung Quốc, Pháp và Thái Lan). Các LKT khác tuy có chứa đựng những nội dung thể hiện trách nhiệm riêng đối với kế hoạch kiểm toán, tuy nhiên trách nhiệm đó hoặc chỉ toát lên từ cách chọn câu chữ trong khi kể ra các quyền hạn kiểm toán hoặc từ việc phân bổ những nhiệm vụ nhất định cho các đơn vị nằm trong SAI (Khoản 1 chương 5 LKT Malaysia; Khoản 1 Điều 12 LKT Hàn Quốc). Chỉ có một số LKT có những quy định rõ ràng về việc lập kế hoạch kiểm toán (Điều 7 LKT Cộng hòa Liên bang Đức; Khoản 3 Điều 1 LKT Vương quốc Anh; Điều 10 LKT Nga; Điều 17 LKT Séc).
Ở các LKT có ghi những quy định ít hoặc nhiều cụ thể về việc lập kế hoạch kiểm toán thì đa phần các Luật đó xử lý vấn đề này như là một công việc nội bộ của từng cơ quan KTNN. Các LKT này không cho phép tác động từ bên ngoài (vào kế hoạch kiểm toán). Tuy nhiên, trong số này LKT của Nga và Việt Nam là những trường hợp ngoại lệ: khoản 2 và 3 Điều 10 LKT Nga quy định rằng khi lập các kế hoạch và chương trình kiểm toán bắt buộc phải tiếp nhận hoặc lưu ý đến các nhiệm vụ do cơ quan lập pháp ủy thác và các ý kiến thẩm vấn của những đơn vị khác nhau thuộc ngành hành pháp và lập pháp. Khoản 2 Điều 4 Quy chế KTNN Việt Nam quy định việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch kiểm toán cũng như giao các nhiệm vụ kiểm toán cho KTNN. Như vậy, hai LKT này tạo cho các cơ quan nhà nước có điều
kiện tác động trực tiếp vào hoạt động kiểm toán của KTNN. Một sự tác động như vậy là không phù hợp với tính độc lập cần phải có đối với công tác kiểm tra tài chính có hiệu quả và rộng khắp của KTNN.
Hiện nay, theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật KTNN Việt Nam, KTNN độc lập trong việc xác định kế hoạch kiểm toán hàng năm của KTNN. Sự bảo toàn tính độc lập của SAI không loại trừ việc Ngành hành pháp lập pháp đưa ra các đề nghị kiểm toán, tuy nhiên phải dành cho SAI quyền hạn theo luật định khước từ những đề nghị đó với lý do là kết cục cơ quan Kiểm toán vẫn phải tự quyết định về các nhiệm vụ kiểm toán trong khuôn khổ của chương trình kiểm toán (Đối chiếu với câu 1 và 2 khoản 2 và khoản 4 Điều 17 LKT Séc; câu 1 Điều 23 LKT Hàn Quốc cũng theo tinh thần này).
Luật KTNN Việt Nam quy định cụ thể về vấn đề này tại khoản 2, khoản 3 Điều 15 Luật KTNN.