Vị trí, vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong hội nhập và phát triển

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm toán nhà nước Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế (Trang 84 - 86)

- Báo cáo kết quả kiểm toán: Các SAI nên báo cáo kết quả công việc kiểm toán của họ ít nhất một năm một lần, tuy nhiên họ cũng được tự do báo

2.4.1.Vị trí, vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong hội nhập và phát triển

Trong xu thế phát triển chung hiện nay, vị trí, vai trò của các cơ quan kiểm toán tài chính công đối với việc nâng cao trách nhiệm giải trình Chính phủ về quản lý tài chính - ngân sách, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thực hiện cải cách tài chính công, hội nhập quốc tế, công khai minh bạch và đẩy mạnh cải cách hành chính ngày càng được chú trọng và nâng cao. Là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, KTNN đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển và hội nhập của đất nước. Với chức năng xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách; đánh giá tính tuân thủ pháp luật, tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, vai trò của KTNN Việt Nam trong phát triển và hội nhập thể hiện như sau:

Thứ nhất, KTNN cung cấp thông tin giúp Quốc hội quyết định dự toán NSNN, phân bổ ngân sách Trung ương đúng đối tượng, đúng mục đích, đảm bảo tính chặt chẽ, hiệu quả và tiết kiệm; đồng thời, cung cấp thông tin giúp Quốc hội xem xét, phê chuẩn Quyết toán NSNN; kiến nghị xuất toán các khoản chi sai chính sách chế độ, điều chỉnh dự toán của các bộ, ngành Trung ương và địa phương; phát hiện và kiến nghị xử lý các hành vi tham nhũng, lãng phí, kém hiệu quả trong quá trình sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Thông qua việc kiểm toán các Bộ, ngành, địa phương, KTNN sẽ góp phần quan trọng trong việc tăng cường trách nhiệm giải trình của Chính phủ; cung cấp thông tin giúp Quốc hội, Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát hoạt động của Chính phủ, Ủy ban nhân dân và các đơn vị được kiểm toán. Qua hoạt động kiểm toán tuân thủ, KTNN còn góp phần đưa chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước vào cuộc sống, nâng cao hiệu lực pháp luật; đồng thời, phát hiện các hạn chế, bất cập của các văn bản pháp luật để đề xuất, kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm

quyền nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp đảm bảo tính chặt chẽ, đồng bộ, nhất quán, tránh tham nhũng lãng phí, bảo đảm môi trường pháp lý lành mạnh, minh bạch, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế.

Thứ hai, đối với các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh và hội nhập, thông qua hoạt động kiểm toán, KTNN đã xác nhận tính trung thực của báo cáo tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị được kiểm toán, góp phần tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch hơn, xây dựng hệ thống thông tin tin cậy, tạo được niềm tin để các cổ đông của công ty, các nhà đầu tư, ngân hàng, bảo hiểm, cơ quan chức năng xem xét quyết định đầu tư hay cho các doanh nghiệp vay vốn. Bên cạnh đó, với kết quả kiểm toán, các nhà quản trị của doanh nghiệp sẽ có cơ sở để phân tích lựa chọn được những giải pháp tối ưu trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,…Ngoài ra, hoạt động kiểm toán còn đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực trong quản lý và sử dụng nguồn lực của cơ quan, đơn vị hay của quốc gia, góp phần giúp cho cơ quan, đơn vị hay quốc gia có biện pháp quản lý và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả; từ đó, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và quốc gia.

Thứ ba, trong môi trường kinh tế mở cửa, hội nhập, để thu hút hiệu quả và tối đa các nguồn vốn, công nghệ nước ngoài, các quốc gia phải đảm bảo công khai kết quả sử dụng các nguồn vốn viện trợ, tài trợ hoặc cho vay,…Hoạt động kiểm toán và công khai kết quả kiểm toán của KTNN đã trở thành một trong những kênh thông tin quan trọng trong việc tạo dựng niềm tin cho các quốc gia, các ngân hàng, tổ chức tín dụng và các nhà đầu tư nước ngoài,... Trong những năm gần đây, theo yêu cầu của các nhà tài trợ thông qua các Hiệp định với Chính phủ hoặc yêu cầu của Chính phủ, KTNN đã tiến hành nhiều cuộc kiểm toán Chương trình, Dự án có vốn tài trợ nước ngoài, vốn ODA như: kiểm toán Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135); Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Chương trình giáo dục đào tạo; Dự án Ngành cơ sở hạ tầng nông thôn và nhiều dự án đầu tư sử dụng vốn ODA khác. Kết quả kiểm toán đã cung cấp thông tin xác thực về tình hình tiếp nhận, quản lý, sử dụng vốn và

hiệu quả sử dụng vốn nói riêng cũng như hiệu quả các Chương trình, Dự án nói chung; đánh giá việc tuân thủ các điều khoản đã ký kết trong Hiệp định.

Thứ tư, trước xu thế hội nhập quốc tế và khu vực, tầm quan trọng và sự phát triển không ngừng của các cơ quan KTNN tối cao các nước đã hình thành xu hướng hội nhập trong lĩnh vực kiểm toán. KTNN Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Quốc tế các Cơ quan kiểm toán tối cao - INTOSAI, Tổ chức các Cơ quan kiểm toán tối cao Châu Á - ASOSAI và có quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức kiểm toán tối cao của các nước trên thế giới. Trong thời gian tới, KTNN sẽ tham gia vào các chương trình kiểm toán chung giữa KTNN Việt Nam và KTNN các nước để kiểm toán các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài hoặc kiểm toán việc quản lý, sử dụng nguồn vốn theo đóng góp của mỗi nước để thực hiện các chương trình cam kết chung trên cơ sở phù hợp với thông lệ của INTOSAI, ASOSAI và Việt Nam nhằm bảo vệ lợi ích cho các quốc gia trong hoạt động kinh tế - xã hội. KTNN sẽ đóng vai trò độc lập để đưa ra ý kiến đánh giá tiến độ, chất lượng việc thực hiện các cam kết của Chính phủ trong việc hợp tác theo các Nghị định thư.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm toán nhà nước Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế (Trang 84 - 86)