Tác động của việc thực hiện các cam kết gia nhập WTO tới hoạt động kiểm toán

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm toán nhà nước Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế (Trang 86)

- Báo cáo kết quả kiểm toán: Các SAI nên báo cáo kết quả công việc kiểm toán của họ ít nhất một năm một lần, tuy nhiên họ cũng được tự do báo

2.4.2.Tác động của việc thực hiện các cam kết gia nhập WTO tới hoạt động kiểm toán

gián tiếp đóng góp vào quá trình phát triển và hội nhập của đất nước. KTNN đã cung cấp thông tin trung thực góp phần giúp Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan có liên quan thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình; tạo niềm tin cho các nhà tài trợ, các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư tiếp tục tài trợ, cho vay và đầu tư vào Việt Nam, góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực; tư vấn cho Quốc hội, Chính phủ quyết định những dự án đầu tư ra nước ngoài hoặc đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực của việc thực hiện các cam kết trong quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế.

2.4.2. Tác động của việc thực hiện các cam kết gia nhập WTO tới hoạt động kiểm toán hoạt động kiểm toán

2.4.2.1. Tác động đối với khung pháp lý điều chỉnh tổ chức và hoạt động

Một trong những thách thức của việc thực hiện các cam kết của WTO là hệ thống pháp lý của Việt Nam chưa thích ứng với các yêu cầu của WTO.

Một trong những loại hình kiểm toán của KTNN là kiểm toán tính tuân thủ pháp luật. Các KTV thường gặp vướng mắc trong quá trình thực hiện kiểm toán tuân thủ do khung pháp lý còn lỏng lẻo, nhiều quy định pháp lý mâu thuẫn, chồng chéo. Những vấn đề vướng mắc ở trên có thể được giải quyết phần nào khi Việt Nam gia nhập WTO đòi hỏi Nhà nước phải ban hành một khung pháp lý đáp ứng các yêu cầu cam kết với WTO.

Tác động của việc thực hiện các cam kết gia nhập WTO đến tổ chức và hoạt động kiểm toán của KTNN trên hai mặt: một là, các quy định pháp lý về tổ chức và hoạt động của KTNN để đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, yêu cầu hội nhập, nhất là vị trí pháp lý, tính độc lập và công khai kết quả kiểm toán của KTNN; hai là, các quy định pháp luật - cơ sở cho kiểm toán tuân thủ.

2.4.2.2. Tác động đối với tổ chức và hoạt động kiểm toán

Theo các nguyên tắc của WTO, các quốc gia thành viên sẽ phải tiêu chuẩn hóa các cách xử sự mang tính quốc gia và nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của các xử sự này. Để đạt được mục đích trên, các quốc gia thành viên WTO cần phải dựa vào nguyên tắc 3 Không: Thứ nhất, Không cực đoan, điều này có nghĩa là các quốc gia thành viên không được cố ý thực hiện bất kỳ việc gì vượt quá quyền hạn của mình; Thứ hai, Không vắng mặt, nghĩa là các quốc gia thành viên phải có mặt để giải trình bất kỳ vấn đề gì trong phạm vi quyền hạn của mình; Thứ ba, Không lạm dụng, nghĩa là các quốc gia thành viên không được lạm dụng quyền hạn của mình để được thực hiện bất kỳ một hành vi trái pháp luật nào.

Để đáp ứng các nguyên tắc của WTO về các cách xử sự mang tính quốc gia, KTNN sẽ phải thực hiện trách nhiệm kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán. Theo các thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo cho hoạt động kiểm toán đạt được các chuẩn mực chung, kết quả kiểm toán là đáng tin cậy thì tổ chức và hoạt động kiểm toán đòi hỏi phải chính quy và chuyên nghiệp hơn, cách thức tổ chức các cuộc kiểm toán đòi hỏi phải có những thay đổi, đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin

thường xuyên, kịp thời và thời sự. Mặt khác, tổ chức và hoạt động kiểm toán cũng phải công khai, minh bạch.

Muốn đáp ứng được những yêu cầu đó, KTNN cần phải xây dựng, phát triển một khung pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ từ các chuẩn mực kiểm toán, quy tình kiểm toán, phương pháp kiểm toán đến các quy định liên quan đến tổ chức và hoạt động của đoàn kiểm toán, tổ kiểm toán và kiểm toán viên. Các KTV khi thực thi nhiệm vụ phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật, chuẩn mực, quy trình và các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ; đồng thời, phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát, giám sát nhằm đảm bảo chất lượng kiểm toán và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kiểm toán.

2.4.2.3. Tác động đối với nội dung và thực hiện chức năng kiểm toán

Việc gia nhập WTO và thực hiện các cam kết của WTO tác động không nhỏ đến các quy định pháp luật về tài chính - kinh tế - xã hội và các ngành, lĩnh vực kinh tế. Hệ thống pháp luật và chính sách, quy định phải có những thay đổi thích hợp và phù hợp với quy định của WTO. Việc triển khai thực hiện quy định, luật lệ phải tuân thủ các nghĩa vụ và quy định của WTO. Trước những tác động của việc gia nhập WTO, Nhà nước cần phải có những điều chỉnh chính sách tài chính - ngân sách, chính sách tài khóa - tiền tệ nhằm thúc đẩy cải cách cơ cấu, thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, giảm thiểu các tác động tiêu cực của gia nhập WTO và đảm bảo công bằng xã hội. Ngoài việc thực hiện các nghĩa vụ thong báo, hỏi đáp theo các Hiệp định ký kết, Việt Nam còn phải chấp nhận tuân thủ các nghĩa vụ về thông báo chi tiết quá trình cổ phần hóa DNNN, trợ cấp và các Hiệp định thương mại. Bên cạnh đó, các cơ quan của Chính phủ, các cấp địa phương cũng cần phải có năng lực thực hiện các cam kết và nghĩa vụ WTO; đồng thời phải thực hiện các nghĩa vụ về minh bạch hóa.

Đối với cộng đồng doanh nghiệp - những người chịu ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất của việc gia nhập WTO, để đứng vững và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm vững tác động của các cam kết đối với lĩnh vực

kinh doanh của mình, tiến hành các điều chỉnh cần thiết nhằm vượt qua thách thức từ việc cạnh tranh tăng lên. Đồng thời, tìm hiểu và đánh giá tác động của việc gia nhập WTO đối với việc sẵn sang của các nhà đầu tư nước ngoài trong việc ra quyết định kinh doanh ở Việt Nam; tăng cường quan hệ chính phủ - doanh nghiệp nhằm cập nhật thông tin về những tiến triển trong hệ thống WTO, những đàm phán song phương và khu vực và đóng góp cho quá trình sử dụng chính sách thương mại quốc gia.

Việc gia nhập WTO của Việt Nam sẽ giúp các cách xử sự mang tính quốc gia và trong kinh doanh sẽ quy củ hơn, tính trung thực sẽ được cải thiện, những hành vi trái pháp luật trong việc quản lý và sử dụng tài chính công cũng được giảm bớt tạo điều kiện thuận lợi và giảm thiểu rủi ro hơn trong hoạt động kiểm toán.

Những sự thay đổi do tác động của gia nhập WTO nói trên sẽ tác động đến hoạt động của KTNN. Để thích ứng và phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động của mình, KTNN phải có sự thay đổi trong nội dung kiểm toán và thực hiện các chức năng kiểm toán thuộc cả ba loại hình kiểm toán (kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động). KTNN có thể phải điều chỉnh ưu tiên kiểm toán, như: giảm các nội dung và số cuộc kiểm toán tuân thủ; tập trung nhiều hơn vào loại hình kiểm toán hoạt động nhằm thúc đẩy các đơn vị được kiểm toán thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm của mình; hoàn thiện và nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của hệ thống quản lý kinh tế vĩ mô.

2.4.2.4. Tác động đối với công khai và minh bạch hóa các kết quả kiểm toán

Theo Điều 58 và Điều 59 của Luật KTNN, KTNN có quyền và nghĩa vụ công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. Với việc gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết tuân thủ toàn bộ các quy định về minh bạch hóa của WTO. Việt Nam còn cam kết ngay từ khi gia nhập sẽ công bố công khai dự thảo các băn bản QPPL thuộc lĩnh vực điều chỉnh

của WTO do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ ban hành để lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Thời hạn dành cho việc góp ý tối thiểu là 60 ngày. Các văn bản pháp luật được đăng công khai trên các tạp chí hoặc trang thông tin điện tử của các Bộ, ngành. Các quy định này đã cung cấp một phạm vi công khai và minh bạch cho KTNN. Mặt khác, KTNN cũng phải chủ động nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của mình.

Công khai, minh bạch kết quả kiểm toán cũng giúp người dân tham gia giám sát các hoạt động của Chính phủ tốt hơn, Họ có thể đánh giá mức độ đạt được của các cam kết từ phía Chính phủ trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội xét trên khía cạnh những con số về kinh tế, ngân sách. Với những thông tin công khai, đại biểu Quốc hội, công dân có thể biết được Chính phủ đã sử dụng ngân sách bao nhiêu, cho công việc gì, nỗ lực của Chính phủ như thế nào. Công khai kết quả kiểm toán cũng là phương tiện giúp giải tỏa bức xúc, nghi ngờ từ phía dư luận xã hội đối với công tác quản lý kinh tế - xã hội. Một số lĩnh vực hoạt động có ảnh hưởng lớn đến chính sách kinh tế vĩ mô, đời sống dân sinh, chính sách xã hội, niềm tin của công dân,…thường được dư luận xã hội quan tâm, tham gia ý kiến trên nhiều góc độ. Sau khi thực hiện kiểm toán và công bố kết quả kiểm toán, những băn khoăn, thắc mắc của người dân, của xã hội được giải đáp. Công khai đã góp phần tạo ổn định xã hội, tọa niềm tin cho công dân - những người đóng góp tiền thuế để đảm bảo sự vận hành của bộ máy công quyền và hy vộng được cung cấp những dịch vụ công xứng đáng với đồng tiền họ đã đóng góp.

Công khai kết quả kiểm toán góp phần giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật của các đơn vị, tổ chức tham gia quản lý, sử dụng tiền, tài sản, NSNN và các cá nhân có liên quan. Bên cạnh đó, kết quả kiểm toán công khai thể hiện cả những mặt tích cực và những yếu kém của đơn vị được kiểm toán, nêu cụ thể vi phạm và xác định rõ trách nhiệm của một số cá nhân - là kênh thông tin giúp công tác phòng chống tham nhũng lãng phí trong quản lý sử dụng ngân sách. Công khai kết quả kiểm toán cũng là nguồn thông tin để chia sẻ những kinh nghiệm tốt hoặc chỉ ra những tồn tại thiếu sót

trong công tác điều hành, trong quản lý sử dụng tiền, tài sản của nhà nước cho các đơn vị chưa được kiểm toán.

Công khai kết quả kiểm toán không chỉ tác động đến các đơn vị được kiểm toán và xã hội mà còn có tác động mạnh mẽ đến hoạt động quản lý và chất lượng công tác kiểm toán của chính KTNN. Công khai kết quả kiểm toán chính là kênh thông tin quan trọng để các tổ chức, cá nhân trong xã hội có thể sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của KTNN, giám sát chất lượng hoạt động kiểm toán, phản biện kết quả kiểm toán trên nhiều góc độ khác nhau. Ngoài ra, tác động của công khai kết quả kiểm toán còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự, hoạt động của đơn vị được kiểm toán; đến uy tín, danh dự, sự nghiệp các cá nhân có liên quan. Chính vì vậy, trách nhiệm của KTNN, KTV nhà nước không chỉ nghiêm túc tuân thủ các quy trình, chuẩn mực nghề nghiệp mà còn phải thật sự cẩn trọng khi đưa ra các nhận xét, kết luận, kiến nghị của mình trên cơ sở tôn trọng đạo đức nghề nghiệp để đảm bảo tính trung thực, khách quan của kết quả kiểm toán. Đối mặt với những thách thức đó đã tạo áp lực cho KTNN, KTV nhà nước phải cố gắng, nỗ lực để thực hiện nhiệm vụ một cách trách nhiệm, chất lượng và hiệu quả hơn.

Trong điều kiện hội nhập quốc tế là một xu hướng tất yếu của các nước trong thời đại ngày nay; trong đó có sự hội nhập trong các hoạt động kinh tế dẫn đến sự đầu tư kinh tế lẫn nhau giữa các nước cũng như nhà nước cần có đầu tư kinh phí cho các tổ chức quốc tế mà nhà nước tham gia... Sự hội nhập và những hoạt động kinh tế, tài chính đó đòi hỏi cần có sự kiểm tra, đánh giá của KTNN. Tuy nhiên, cho đến nay các quy định của pháp luật cho hoạt động kiểm toán của KTNN trong lĩnh vực này hầu như chưa có, cần phải được xây dựng và bổ sung phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn đặt ra.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm toán nhà nước Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế (Trang 86)