Một số nội dung cụ thể về pháp luật Kiểm toán nhà nước ở các nước

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm toán nhà nước Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế (Trang 45)

- Báo cáo kết quả kiểm toán: Các SAI nên báo cáo kết quả công việc kiểm toán của họ ít nhất một năm một lần, tuy nhiên họ cũng được tự do báo

1.3.3.Một số nội dung cụ thể về pháp luật Kiểm toán nhà nước ở các nước

thể đảm bảo hiệu lực thực tiễn trước hết về mặt hình thức pháp luật phải đảm bảo chặt chẽ và thống nhất; bao gồm: các quy định trong Hiến pháp, Luật KTNN, các luật liên quan đến KTNN và các văn bản dưới luật. Hình thức pháp lý của các văn bản pháp luật về KTNN phải phù hợp với nội dung của các văn bản pháp luật, phản ánh và đảm bảo được vai trò của KTNN trong hoạt động thực tiễn.

1.3.3. Một số nội dung cụ thể về pháp luật Kiểm toán nhà nước ở các nước các nước

Nội dung các QPPL cụ thể của mỗi nước có điểm giống nhau cũng như khác nhau nhất định. Tuy nhiên ở đây chỉ nghiên cứu những nội dung chủ yếu mà pháp luật của những nước đã quy định, bao gồm:

1.3.3.1. Vị trí pháp lý của cơ quan Kiểm toán nhà nước

Vị trí của cơ quan KTNN được thể hiện là cơ quan kiểm tra độc lập từ bên ngoài đối với hệ thống bị kiểm tra; mặt khác nó còn thể hiện tập trung ở mối quan hệ giữa KTNN với Quốc hội, Chính phủ... Qua số liệu thống kê trong 53 cơ quan KTNN là thành viên của INTOSAI có thể đưa ra những mô hình chủ yếu sau:

- 45% (24 cơ quan KTN) số nước có cơ quan KTNN trực thuộc Quốc hội - 18% (10 cơ quan KTNN) số nước có cơ quan KTNN trực thuộc Chính phủ. - 20% (11 cơ quan KTNN) số nước có cơ quan KTNN trực thuộc nguyên thủ quốc gia (Tổng thống hoặc nhà vua)

- 17% (8 cơ quan KTNN) số nước có cơ quan KTNN độc lập.

Như vậy, tuỳ theo thể chế nhà nước, hệ thống chính trị, tính chất lịch sử và truyền thống ở mỗi quốc gia mà cơ quan KTNN có vị trí khác nhau trong bộ máy nhà nước, nhưng nhìn chung vị trí của cơ quan KTNN là cơ quan trực thuộc hệ thống lập pháp (Quốc hội) vẫn chiếm đơn số ở các nước.

Vị trí của KTNN không chỉ thể hiện mối quan hệ về mặt tổ chức giữa KTNN với cơ quan lập pháp và hành pháp mà nó còn thể hiện ở một số điểm cụ thể sau:

- Kinh phí cho hoạt động của KTNN được cấp phát theo một kênh riêng, do cơ quan lập pháp phê chuẩn; phương thức cấp phát này nhằm đảm bảo sự độc lập trong nguồn lực cho hoạt động kiểm toán.

- Kế hoạch hoạt động kiểm toán hàng năm do KTNN tự xác định nhằm đảm bảo tính chủ động trong xác định mục tiêu kiểm toán trên cơ sở luật định.

- KTNN có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm toán hàng năm với Quốc hội và Chính phủ; mặt khác, khi cần thiết, Chính phủ, Quốc hội có thể yêu cầu KTNN thực hiện các cuộc kiểm toán theo những mục tiêu nhất định.

Tóm lại, theo các quy định của pháp luật về KTNN các nước; tuy những nội dung cụ thể có sự khác nhau nhất định, song đều có điểm chung là KTNN là cơ quan trong hệ thống công quyền, có mối quan hệ với Quốc hội, Chính phủ và được đảm bảo quyền chủ động, độc lập trong hoạt động nhằm đảm bảo được vai trò là cơ quan kiểm tra "tài chính công" cao nhất của Nhà nước.

1.3.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Kiểm toán nhà nước

Theo định hướng của INTOSAI trong "Tuyên bố Lima" thì KTNN thực hiện Kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động.

Trên thực tế, theo hiến pháp và luật KTNN các nước thì KTNN các nước đều thực hiện cả 3 loại kiểm toán trên. Tuy nhiên tuỳ theo điều kiện cụ thể ở mỗi nước, thứ tự và tầm quan trọng của các loại kiểm toán rất khác nhau và có thể chia thành 3 nhóm: ở các nước tiên tiến lấy kiểm toán hoạt động làm trọng tâm, ở các nước phát triển thực hiện cả 3 loại kiểm toán như nhau, ở các nước chưa phát triển thì trọng tâm là kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ. Ngoài chức năng kiểm toán, KTNN các nước còn có chức năng tư vấn; tư vấn cho Quốc hội, tư vấn cho Chính phủ và tư vấn cho cả các đối tượng được kiểm toán.

1.3.3.3. Đối tượng kiểm toán

Theo thông lệ quốc tế phổ biến ở tất cả các quốc gia trên thế giới, KTNN đều được coi là cơ quan kiểm tra tài chính công cao nhất, được quyền kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động đối với tất cả các cơ quan, tổ chức có sử dụng kinh phí từ NSNN hoặc có nhận tài trợ từ NSNN. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau ở quốc gia này hay quốc gia khác vẫn tồn tại những vùng " cấm " hoặc miễn trừ kiểm toán như ở Pháp, Toà thẩm kế không được kiểm toán ngân sách của Thượng viện, Hạ viện và Phủ Tổng thống; ở Thuỵ Điển, KTNN không được kiểm toán các cơ quan lập pháp và hành pháp ở Trung ương; ở Trung Quốc, KTNN không trực tiếp kiểm toán khối an ninh quốc phòng.

Như vậy, nhìn chung đối tượng KTNN ở các nước trên thế giới tương đối thống nhất, trừ một số các trường hợp loại trừ mang tính cá thể ở một số nước không mang tính phổ biến và có tỷ trọng chi rất nhỏ trong vốn ngân sách quốc gia.

1.3.3.4. Cơ chế hoạt động của Kiểm toán nhà nước

Độc lập trong hoạt động được coi là nguyên tắc cơ bản và bao trùm trong hoạt động của KTNN. Nguyên tắc này phù hợp với những định hướng của INTOSAI và được tất cả các nước tôn trọng trong tổ chức và hoạt động của KTNN.

Nguyên tắc độc lập chi phối các quan hệ, quyền hạn và trách nhiệm của KTNN đối với các cơ quan quyền lực nhà nước cũng như đối với các đối

tượng kiểm toán. Nguyên tắc độc lập cũng chi phối quan hệ trong nội bộ cơ quan KTNN (giữa cấp trên với cấp dưới, giữa lãnh đạo với KTV...), chi phối cơ chế ra quyết định (cơ chế thủ trưởng hay cơ chế hội đồng), quy chế xử lý các bất đồng trong kiểm toán...

1.3.3.5. Mô hình tổ chức và nhân sự

Ngoài các nước có hình thức cấu trúc Nhà nước theo kiểu Liên bang; ở các nước có hình thức cấu trúc kiểu đơn nhất cũng tồn tại nhiều mô hình tổ chức KTNN và có thể quy nạp vào 3 mô hình chính sau đây:

+ Mô hình tổ chức 2 cơ quan KTNN: KTNN TW và KTNN địa phương, độc lập với nhau trong kiểm toán NSNN của chính quyền mỗi cấp (phổ biến ở các nước theo thể chế liên bang).

+ Mô hình tổ chức 1 cơ quan KTNN: duy nhất có hệ thống tổ chức tập trung thống nhất từ TW đến các khu vực và vùng lãnh thổ (KTNN Việt Nam thuộc mô hình này).

+ Mô hình tổ chức cơ quan KTNN các cấp từ TW đến địa phương ăn khớp với các cấp chính quyền trong hệ thống tổ chức hành chính nhà nước; hình thành sự lãnh đạo song trùng của KTNN cấp trên và của địa phương (điển hình là mô hình tổ chức KTNN Trung Quốc).

Cùng với mô hình tổ chức đơn dạng thể thức bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan KTNN ở các nước cũng khác nhau phụ thuộc vào vị trí pháp lý của cơ quan KTNN ở mỗi nước: Chính phủ bổ nhiệm, Quốc hội bổ nhiệm hoặc Tổng thống (nhà vua) bổ nhiệm. Đối với các chức danh lãnh đạo là các Uỷ viên Hội đồng kiểm toán (các Vụ trưởng, Kiểm toán trưởng...). Ở nhiều nước đều được bổ nhiệm theo cơ chế bổ nhiệm thẩm phán toà án.

1.3.3.6. Thẩm quyền về báo cáo kiểm toán của cơ quan Kiểm toán nhà nước

Ở tất cả các nước luật pháp đều quy định: KTNN có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm toán lên Chính phủ, Quốc hội và công bố công khai trước công chúng (trừ các trường hợp phải giữ bí mật theo quy định của pháp luật). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây chính là cơ sở quan trọng để có thể phát huy được hiệu lực của hoạt động kiểm toán của KTNN.

Tuy nhiên, trong hầu hết các quốc gia, mặc dù có quy định KTNN được công bố công khai báo cáo kiểm toán trước công chúng; song cách thức công khai thì các nhau, có thể dưới hình thức Thông cáo báo chí (như ở CHLB Đức) xuất bản niên giám (như ở CH Pháp)... Mặt khác, ngoài việc công bố trước công chúng và báo cáo Quốc hội, Chính phủ, ở nhiều nước (Pháp, Đức, Trung quốc...) rất coi trọng việc thảo luận trực tiếp về các kết luận kiểm toán với cơ quan hành chính và coi đây là một phương tiện quan trọng để đạt được hiệu lực của kết luận kiểm toán.

1.4. Bài học kinh nghiệm để vận dụng vào việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về Kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam thiện pháp luật về Kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam

Từ thực tiễn sự ra đời và hoạt động của KTNN ở Việt Nam những năm qua và từ kết quả nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để hoàn thiện hệ thống pháp luật về KTNN Việt Nam bảo đảm cho tổ chức và hoạt động của KTNN có một hành lang pháp lý đầy đủ, toàn diện, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quộc tế như sau:

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm toán nhà nước Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế (Trang 45)