Đáp án biểu điểm Thấu kính phân kì có phần giữa mỏng hơn phần rìa.

Một phần của tài liệu Giáo án Lý 9 ( tu trang tailieu) (Trang 106 - 112)

- Qua bài học hôm nay cho ta biết được điều gì? HS trả lời nội dung ghi nhớ trong SGK.

2.Đáp án biểu điểm Thấu kính phân kì có phần giữa mỏng hơn phần rìa.

- Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho chùm tia ló phân kì.

- Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài qua tiêu điểm.

- Tia tới đi qua quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.

III. BÀI MỚI.

HĐ THẦY HĐ TRÒ

Hoạt động 1: Đặt vấn đề (2')

GV đặt vấn đề như trong SGK. HS đưa ra dự đoán của mình?

HS đưa ra dự đoán của mình: - Bạn đông bị cận thì khi bỏ kính ra mắt bạn to hơn lúc đeo kính. - Bạn đông bị cận thì khi bỏ kính ra mắt bạn to hơn lúc đeo kính.

Hoạt động 2: Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì (8')

GV yêu cầu HS thảo luận cách tiến hành thí nghiệm.

HS tiến hành thảo luận, thống nhất phương án tiến hành thí nghiệm.

GV giao dụng cụ thực hành thi

nghiệm cho các nhóm. HS nhận dụng cụ và tiến hành thí nghiệm.

GV đọc câu hỏi C1 trong SGK, yêu cầu HS trả lời?

Một HS dại diện nhóm trả lời câu hỏi sau khi tiến hành thí nghiệm và thống nhất ý kiến của nhóm: Đặt vật tại một vị trí bất kì trước thấu kính phân kì. Đặt màn hứng xát thấu kính. Từ từ đưa ra xa thấu kính và quan sát xem có ảnh trên màn không. Thay đổi vị trí của vật và cũng làm tương tự ta cũng không thu được ảnh của vật.

GV vậy đó là ảnh ảo hay ảnh

thật? Một HS trả lời: Đó là ảnh ảo.

GV đọc câu hỏi C2 trong SGK, yêu cầu HS trả lời?

Một HS trả lời: Muốn quan sát được ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì, ta đặt mắt trên đường truyền của tia ló. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì là ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

Hoạt động 3: Cách dựng ảnh (12')

GV đọc câu hỏi C3 trong SGK, yêu cầu HS trả lời?

Một Hs khá trả lời: Muốn dựng ảnh của một vật AB qua thấu kính phân kì khi AB vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính, ta làm như sau: - Dựng ảnh B' của điểm B qua thấu kính, ảnh này là điểm đồng quy khi kéo dài chùm tia ló.

- Từ B' hạ vuông góc với trục chính của thấu kính, cắt tại A'. A' là ảnh của điểm A.

GV đọc câu hỏi C4 trong SGK, yêu cầu HS làm bài? Gọi một HS lên bảng làm bài?

Một HS đại diện lớp lên bảng làm bài: B

B' o

A F A' F'

- Dựa vào tia sáng đi song song với trục chính và tia đi qua quang tâm để dựng ảnh của vật AB. - Khi tịnh tiến AB luôn vuông góc với trục chính thì tại mọi vị trí, tia đi qua tiêu điểm luôn không đổi, cho tia ló cũng không đổi do đó ti đi qua quang tâm cũng luôn không đổi cho nên ảnh của vật luôn nằm trong khoảng tiêu cự.

Hoạt động 4: Độ lớn của ảnh ảo tạo bởi các thấu kính (5')

GV đọc câu hỏi C5 trong SGK, yêu cầu HS lên bảng làm bài?

HS vẽ được hình và trả lời được: Ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ lớn ảnh ảo tạo bởi thấu kính phân kì. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động 5: Vận dụng (8')

GV đọc câu hỏi C6 trong SGK, yêu cầu HS trả lời?

Một HS trả lời: Ảnh ảo thấu kính hội tụ và phân kì:

- Giống nhau: Cùng chiều với vật.

- Khác nhau: Đối với thấu kính hội tụ thì ảnh lớn hơn vật và ở xa thấu kính hơn vật.

- Đối với thấu kính phân kì thì ảnh nhỏ hơn vật và ở gần thấu kính hơn vật.

- Cách nhận biết nhanh chóng một thấu kính là hội tụ hay phân kì là: Đưa thấu kính lại gần dòng chữ trên trang sách nếu nhìn qua thấu kính mà dòng chữ nhỏ đi là thấu kính phân kì còn nếu dòng chữ lớn lên là thấu kính hội tụ.

GV đọc câu hỏi C1 trong SGK, yêu cầu HS trả lời?

Một HS trả lời: Bạn đông bị cận nặng khi nhìn vào mắt bạn khi đeo kính ta thấy mắt bạn nhỏ hơn khi nhìn mắt bạn lúc không đeo kính.

* Hệ thống (3') Qua bài học hôm nay cho ta biết được thêm điều gì? HS trả lời nội dung ghi nhớ trong SGK.

IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI VÀ LÀM BÀI.(2')

- Học bài cũ, làm bài tập, làm dự đoán, đọc có thể em chưa biết, đọc bài mới.

Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết: 50

Bài: THỰC HÀNH: ĐO TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ. A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Ôn tập và hệ thống các nội dung kiến thức đã học ở các tiết trước về đặc điểm về thấu kính hội tụ, biết xác định được tiêu cự của thấu kính.

2. Kĩ năng: Thực hành, tái tạo suy diễn, tính toán, phân tích khái quát hóa, trình bày được phương pháp đo tiêu cự của thấu kính…

3. Tư duy: Tái tạo, suy diễn, trực quan, tổng hợp …

4. Thái độ: Có thái độ học tập tích cực, chú ý xây dựng bài, tinh thần hợp tác nhóm…

II. CHUẨN BỊ

1. Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, SBT, soạn giáo án, giáo cụ lên lớp

2. Trò: Học bài cũ, làm bài tập, đọc bài mới, làm dự đoán, chuẩn bị đầy đủ SGK, SBT, vở ghi cho môn học, dụng cụ học tập SGK, SBT, vở ghi cho môn học, dụng cụ học tập

B. PHẦN THỂ HIỆN KHI LÊN LỚPI. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC I. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

II. KIỀM TRA BÀI CŨ (3’)

1. Hệ thống câu hỏi:

2. Đáp án biểu điểm.

III. BÀI MỚI.

HĐ THẦY HĐ TRÒ

Hoạt động 1: Chuẩn bị(13')

GV yêu cầu HS trình bày việc chuẩn bị báo cáo thực hành, đó là việc trả lời các câu hỏi lí thuyết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

HS trả lời câu hỏi trong phần I của mẫu báo cáo thực hành trong báo cáo của mình đã chuẩn bị ở nhà, chuẩn bị đầy đủ theo đúng yêu cầu của mẫu báo cáo.

GV giao dụng cụ thực hành cho các nhóm, yêu cầu tiến hành thực hành nghiêm túc, chính xác, thao tác nhanh, gọn gàng đảm bảo tính khoa học.

HS nhận dụng cụ tiến hành thực hành theo nhóm, và thảo luận thống nhất ghi vào mẫu báo cáo thực hành của nhóm mình đã chuẩn bị.

Hoạt động 2: Thực hành đo tiêu cự của thấu kính (20')

Từng nhóm tiến hành các công việc sau:

a, Tìm hiểu các dụng cụ có trong bộ dụng cụ thí nghiệm.

GV đề nghị đại diện nhóm nhận biết: hình dạng vật sáng, cách chiếu để tạo vật sáng, cách xác đinh vị trí của thấu kính, của vật

và màn.

GV lưu ý HS: - Lúc đầu đặt thấu kính ở giữa giá quang học, rồi đặt vật và màn ở khá gần thấu kính, cách đều thấu kính cần đo các khoảng cách này để đảm bảo d0 = d'0.

HS tiến hành đo theo sự hướng dẫn của giáo viên.

- Sau đó xê dịch đồng thời vật và màn những khoảng cách lớn bằng nhau ra xa dần thấu kính để luôn luôn đảm bảo d = d'.

c, Điều chỉnh để vật và màn cách thấu kính những khoảng bằng nhau và cho ảnh cao bằng vật.

- KHi ảnh trên màn gần rõ nét thì dịch chuyển vật và màn những khoảng nhỏ bằng nhau cho tới khi thu được ảnh rõ nét cao bằng vật . Kiểm tra điều nàu bằng cách đo chiều cao của vật và ảnh.

d, Đo khoảng cách (d, d') tương ứng từ vật và từ màn đến thấu kính khi h = h'.

HS tiến hành theo sự hướng dẫn của giáo viên.

Hoạt động 3: Báo cáo thực hành (10')

GV nhận xét ý thức, thái độ và tác phong làm việc của các nhóm. Tuyên dương các nhóm làm tốt và các nhóm làm chưa tốt.

- Thu báo cáo thực hành.

HS hoàn thầh mẫu báo cáo thực hành

* Hệ thống (0')

IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI VÀ LÀM BÀI.(2')

- Học bài cũ, làm bài tập, làm dự đoán, đọc có thể em chưa biết, đọc bài mới.

V. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết: 51

Bài: SỰ TẠO ẢNH TRÊN PHIM TRONG MÁY ẢNH. A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu và chỉ ra được hai bộ phận chính của máy ảnh là vật kính và buồng tối.

- Nêu và giải thích được các đặc điểm của ảnh hiện trên phim trong máy ảnh. - Dựng được ảnh của một vật được tạo ra trong máy ảnh.

2. Kĩ năng: Thực hành, tái tạo suy diễn, tính toán, phân tích khái quát hóa… 3. Tư duy: Tái tạo, suy diễn, trực quan, tổng hợp …

4. Thái độ: Có thái độ học tập tích cực, chú ý xây dựng bài, tinh thần hợp tác nhóm… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II. CHUẨN BỊ

1. Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, SBT, soạn giáo án, giáo cụ lên lớp

2. Trò: Học bài cũ, làm bài tập, đọc bài mới, làm dự đoán, chuẩn bị đầy đủ SGK, SBT, vở ghi cho môn học, dụng cụ học tập SGK, SBT, vở ghi cho môn học, dụng cụ học tập

B. PHẦN THỂ HIỆN KHI LÊN LỚPI. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC I. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

II. KIỀM TRA BÀI CŨ (0’)

1. Hệ thống câu hỏi:

2. Đáp án biểu điểm.

III. BÀI MỚI.

HĐ THẦY HĐ TRÒ

Hoạt động 1: Đặt vấn đề (3')

GV đặt vấn đề như trong SGK. HS tạo được tình huống: Cần phải tìm hiểu xem thấu kính đó loại gì?

Hoạt động 2: Cấu tạo của máy ảnh (7')

GV yêu cầu HS đọc thông tin ở mục I SGK.

HS đọc thông tin trong SGK, nhận biết được máy ảnh gồm hai bộ phận chính là buồng tối và vật kính

- GV yêu cầu các nhóm tiến hành quan sát ảnh tạo trên phim trong máy ảnh (có thể giao dụng cụ cho các nhóm trong thời gian học)

- HS tiến hành quan sát ảnh của một vật tạo được trên phim trong máy ảnh.

Hoạt động 3: Ảnh của một vật trên phim (20')

GV đọc câu hỏi C1 trong SGK, yêu cầu HS trả lời?

1. Trả lời câu hỏi:

Một HS đại diện nhóm trả lời: Ảnh vật trên phim trong máy ảnh là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

GV đọc câu hỏi C2 trong SGK, yêu cầu HS trả lời?

Một HS đại diện nhóm trả lời: Hiện tượng thu được ảnh thật trên phim của vật thật chứng tỏ vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ.

GV đọc câu hỏi C3 trong SGK, yêu cầu HS trả lời?

2. Vẽ ảnh của một vật đặt trước máy ảnh.

Một HS đại diện nhóm trả lời cách vẽ: - Kẻ tia sáng từ B qua quang tâm O truyền thẳng tới cắt

phim PQ tại ảnh B' của B.

- Từ B kẻ tia tới BI song song với trục chính cho tia ló IB'. Tia ló này cắt trục chính tại tiêu điểm F. - Hạ vuông góc với trục chính thì A'B' là ảnh của AB tạo bởi vật kính.

GV đọc câu hỏi C4 trong SGK, yêu cầu HS trả lời?

Một HS lên bảng làm bài: 40 1 200 5 ' ' ' = = = AO O A AB B A

Gv vậy qua quan sát và tiến hành vẽ hình thì ta rút ra kết luận gì? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Kết luận.

Một HS trả lời: Ảnh trên phim là ảnh thật, ngược chiều và hơn vật.

Hoạt động 4: Vận dụng (10')

GV đọc câu hỏi C5 trong SGK, yêu cầu HS trả lời?

HS tiến hành tìm hiểu cấu tạo của máy ảnh mà giáo viên giao cho. Nhận biết được vi trí cỉa vật kính, buồng tối, chỗ để phim trong máy ảnh.

GV đọc câu hỏi C6 trong SGK, yêu cầu HS trả lời?

Một HS lên bảng làm bài: ). ( 2 , 3 ' ' ' ' ' ' cm OA O A AB B A AO O A AB B A = ⇒ = =

* Hệ thống (3') - Qua bài học hôm nay cho ta biết được điều gì? HS trả lời nội dung ghi nhớ trong SGK.

Một phần của tài liệu Giáo án Lý 9 ( tu trang tailieu) (Trang 106 - 112)