Học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị chu đáo cho nội dung bài kiểm tra học kì I gồm: Ôn kĩ những nội dung đã ôn tập

Một phần của tài liệu Giáo án Lý 9 ( tu trang tailieu) (Trang 77 - 81)

gồm: - Ôn kĩ những nội dung đã ôn tập

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cho tiết kiểm tra, có thể dùng máy tính thông thường khi làm bài. Đặc biệt không được có ý định ăn cắp kiến thức khi làm bài, như mở tài liệu rồi nhìn bài làm của bạn.

V. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

Ngày soạn: 27/12 Ngày giảng: 29/12 Tiết: 37

Bài: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:Nêu được sự phụ thuộc của chiều dòng điện cảm ứng vào sự biến đổi số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây.

2. Kĩ năng: Phát hiện được đặc điểm của dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng và có chiều luân phiên thay đổi.

- Bố trí được thí nghiệm tạo ra được dòng điện xoay chiều bằng hai cách là cho nam châm quay trước cuộn dây và cuộn dây chuyển động trong từ trường, dùng ampe kế để xác định sự xuất hiện dòng điện.

- Dựa vào thí nghiệm để rút ra điều kiện xuất hiện dòng điện xoay chiều, biết được dòng điện xoay chiều chính là dòng điện cảm ứng.

4. Thái độ: Có thái độ học tập tích cực, chú ý xây dựng bài, đoàn kết nhóm, trung thực trong quá trình tiến hành thí nghiệm.

II. CHUẨN BỊ

1. Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, SBT, soạn giáo án, giáo cụ lên lớp cho các nhóm HS dụng cụ như hình 33.2; 33.2 (nếu không có thì thay đèn LED bằng cho các nhóm HS dụng cụ như hình 33.2; 33.2 (nếu không có thì thay đèn LED bằng ampekế và hai đoạn dây dẫn)

2. Trò: Học bài cũ, làm bài tập, đọc bài mới, làm dự đoán, chuẩn bị đầy đủ SGK, SBT, vở ghi cho môn học, dụng cụ học tập SGK, SBT, vở ghi cho môn học, dụng cụ học tập

B. PHẦN THỂ HIỆN KHI LÊN LỚPI. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC I. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

II. KIỀM TRA BÀI CŨ

1. Hệ thống câu hỏi:2. Đáp án biểu điểm. 2. Đáp án biểu điểm.

III. BÀI MỚI.

HĐ THẦY HĐ TRÒ

Hoạt động 1: GV đặt vấn đề (3’)

GV đặt vấn đề như trong SGK, yêu cầu HS giải thích?

HS dựa vào kinh nghiệm thực tế giải thích được: DC 6V là dòng điện một chiều còn kí hiệu AC 220 V là dòng điện xoay chiều.

GV vậy dòng điện xoay chiều là gì? ta vào nghiên cứu bài học hôm nay.

HS mở vở học bài.

Hoạt động 2: Chiều của dòng điện cảm ứng(17’)

GV giao dụng cụ thí nghiệm và yếu cầu HS tiến hành thí nghiệm để kiểm tra chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong trường hợp trên.

1. Thí nghiệm.

HS tiến hành thí nghiệm bằng việc thay đèn LED bằng ampekế.

GV quan sát các nhóm tiến hành thí nghiệm song thì hỏi đáp các nhóm theo hệ thống câu hỏi C1 trong SGK?

Một HS nhóm 1 đại diện nhóm trả lời câu hỏi C1: - Đưa nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây thì có dòng điện và kim của ampekế lệch sang bên phải.

- Kéo nam châm từ trong ra ngoài cuộn dây thì có dòng điện và kim của ampe kế lệch sang bên trái . GV có nhóm nào có ý kiến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khác?

Một HS nhóm 2 đại diện nhóm trả lời câu hỏi C1: - Đưa nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây thì có dòng điện và kim của ampekế lệch sang bên trái.

- Kéo nam châm từ trong ra ngoài cuộn dây thì có dòng điện và kim của ampe kế lệch sang bên phải. GV vậy qua thí nghiệm ta có

kết luận gì?

Một HS đọc nội dung kết luận trong SGK. 2. Kết luận (SGK)

GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và hỏi dòng điện

3. Dòng điện xoay chiều.

xoay chiều là gì? điện có chiều luân phiên thay đổi.

Hoạt động 3: Cách tạo ra dòng điện xoay chiều (15’)

GV hãy bố trí thí nghiệm thay đèn LED bằng Ampe kế?

1. Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín. GV đọc câu hỏi C2 trong SGK,

yêu cầu HS trả lời?

Một HS trả lời: Khi cực N của thanh nam châm lại gần cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng.Khi cực N ra xa cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây giảm khi nam châm quay liên tục thì số đường sức từ liên tục tăng giảm luân phiên nhau cho nên trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng.

GV hãy tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán của mình?

HS tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán đó là sự thực.

GV đọc câu hỏi C3 trong SGK, yêu cầu HS trả lời?

2. Cho cuộn dây quay trong từ trường.

Một HS trả lời câu hỏi C3 trong SGK: Khi Cuộn dây quay từ vị trí 1 sang vị trí 2 thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây tăng và ngược lại do đó cũng xuất hiện dòng điện cảm ứng.

GV Hãy tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán của bạn?

HS tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán của bạn là đúng.

GV qua thí nghiệm em hãy rút ra các kết luận cần thiết để tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộc sống đời thường?

3. Kết luận (SGK)

HS trả lời nội dung kết luận trong SGK.

Hoạt động 4: Vận dụng (5’)

GV đọc câu hỏi C4trong SGK, yêu cầu HS trả lời?

Một HS trả lời: Khi khung quay nửa vòng thì số đường sức từ xuyên qua khung tăng một trong hai đèn sáng . Trên nửa vòng tròn sau số đường sức từ giảm nên dòng điện đổi chiều đèn còn lại sáng.

* Hệ thống: 3’ Qua bài học hôm nay cho ta biết được điều gì? HS trả lời nội dung ghi nhớ trong SGK.

IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI VÀ LÀM BÀI.(2’)

- Học bài cũ, làm bài tập, làm dự đoán, đọc có thể em chưa biết, đọc bài mới.

V. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết: 38

Bài: MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận biết được hai bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều, chỉ ra được Rôto và Stato của mỗi loại máy.

- Nêu được cách làm cho máy phát điện có thể phát điện liên tục. 2. Kĩ năng: Thực hành, quan sát, phân tích so sánh….

3. Thái độ: Có thái độ học tập tích cực, chú ý xây dựng bài….

II. CHUẨN BỊ

1. Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, SBT, soạn giáo án, giáo cụ lên lớp hình vẽ 34.1 và 43.2 trong SGK. hình vẽ 34.1 và 43.2 trong SGK.

2. Trò: Học bài cũ, làm bài tập, đọc bài mới, làm dự đoán, chuẩn bị đầy đủ SGK, SBT, vở ghi cho môn học, dụng cụ học tập. SGK, SBT, vở ghi cho môn học, dụng cụ học tập.

B. PHẦN THỂ HIỆN KHI LÊN LỚPI. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC I. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

II. KIỀM TRA BÀI CŨ

1. Hệ thống câu hỏi:2. Đáp án biểu điểm. 2. Đáp án biểu điểm.

III. BÀI MỚI.

HĐ THẦY HĐ TRÒ

Hoạt động 1: Đặt vấn đề(3’)

GV đặt vấn đề như trong SGK.

HS đưa ra nhận xét về hiện tượng trên liệu có sự khác nhau như thế nào mà thủy điện hòa bình và đinamôxe đạp lại phát ra nguồn điện khác nhau đến như vậy.

Hoạt động 2: Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều (22’)

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm về cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều dựa vào hình vẽ và mô hình có thật?

1. Quan sát.

HS thảo luận nhóm và thống nhất về cấu tạo của hai loại máy phát điện xoay chiều.

GV đọc câu hỏi C1 trong SGK, yêu cầu HS trả lời?

Một HS trả lời: Các bộ phận chính là cuộn dây và nam châm.

- Khác nhau: Một loại có nam châm quay, cuộn dây đứng yên; loại thứ hai có cuộn dây quay còn nam châm đứng yên. Loại cuộn dây quay còn có thêm bộ phận góp điện gồm vành khuyên và thanh quét.

GV đọc câu hỏi C2 trong SGK, yêu cầu HS trả lời?

Một HS trả lời: Khi nam châm hoặc cuộn dây quay thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S cuộn dây dẫn luân phiên tăng giảm.

GV vậy qua quá trình quan sát và tiên hành tìm hiểu cầu tạo và hoạt động của máy phát điện ta có thể rút ra kết luận gì?

Một HS trả lời: 2. Kết luận.

Máy phát điện có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây.

Một trong hai bộ phận quay gọi là Rôto còn bộ phận đứng yên gọi là Stato.

Hoạt động 3: Máy phát điện xoay chiều trong kĩ thuật (10’) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong kĩ thuật có đặc điểm gì giống và khác nhau so với máy phát điện xoay chiều mà ta nghiên cứu?

Một HS trả lời: Máy phát điện xoay chiều trong kĩ thuật có những đặc tính khác máy phát điện xoay chiều mà ta vừa nghiên cứu là: - Có cường độ dòng điện lớn hơn.

- có điện áp cao. - Có công suất lớn.

- Tiết dịên ngang và đường kính của máy lớn. - Có tần số là 50Hz.

GV vậy trong cuộc sống ta thấy khi muốn là quay máy phát điện thì người ta làm như thế nào?

2. Cách làm quay máy phát điện.

Một HS trả lời: Dùng động cơ nổ,tua bin nước,dùng cánh quạt gió….

Hoạt động 4: Vận dụng (5’)

GV đọc câu hỏi C3 trong SGK, yêu cầu HS trả lời?

Một HS trả lời: Giống nhau: Đều có nam châm và cuộn dây dẫn, khi một trong hai bộ phận quay thì xuất hiện dòng điện xoay chiều.

- Khác nhau: Đinamô có kích thước nhỏ hơn,công suất phát điện nhỏ hơn, hiệu điện thế , cường độ dòng điện ở đầu ra nhỏ hơn.

* Hệ thống (3’) Qua bài học hôm nay cho ta biết được điều gì? HS trả lời nội dung ghi nhớ trong SGK.

Một phần của tài liệu Giáo án Lý 9 ( tu trang tailieu) (Trang 77 - 81)