ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

Một phần của tài liệu Giáo án Lý 9 ( tu trang tailieu) (Trang 54 - 57)

Ngày soạn: 28/11 Ngày giảng:1/12/Lớp 9 Tiết: 26

Bài: TỪ TRƯỜNG CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm được thông tin về từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua, từ phổ của ống dây.

2. Kĩ năng: - So sánh được từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua với từ phổ của thanh nam châm.

- Vẽ được các đường sức từ biểu diễn từ trường của ống dây.

- Vận dụng được quy tắc nắm bàn tay phải để xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua khi biết chiều dòng điện.

3. Tư duy: - Phân tích, so sánh,suy diễn lôgíc.

4. Thái độ: Có thái độ học tập tích cực, chú ý xây dựng bài.

II. CHUẨN BỊ

1. Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, SBT, soạn giáo án, giáo cụ lên lớp cho các nhóm HS một bộ dụng cụ thí nghiệm như hình 24.1 SGK, một số kim nam cho các nhóm HS một bộ dụng cụ thí nghiệm như hình 24.1 SGK, một số kim nam châm, hình vẽ 24.3 SGK.

2. Trò: Học bài cũ, làm bài tập, đọc bài mới, làm dự đoán, chuẩn bị đầy đủ SGK, SBT, vở ghi cho môn học, dụng cụ học tập SGK, SBT, vở ghi cho môn học, dụng cụ học tập

B. PHẦN THỂ HIỆN KHI LÊN LỚPI. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC I. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

II. KIỀM TRA BÀI CŨ(5’)

1. Hệ thống câu hỏi: Phát biểu nội dung ghi nhớ của bìa học 23.

2. Đáp án biểu điểm. - Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ. Có thể thu được từ phổ bằng cách rắc mạt sắt lên tấm nhựa đặt trong từ trường và gõ nhẹ. được từ phổ bằng cách rắc mạt sắt lên tấm nhựa đặt trong từ trường và gõ nhẹ.

- Các đường sức từ có chiều nhất định. Ở bên ngoài thanh nam châm, chúng là những đường cong khép đi ra từ cực Bắc, đi vào từ cực Nam của nam châm.

III. BÀI MỚI.

HĐ THẦY HĐ TRÒ

Hoạt động 1: Đặt vấn đề (2’)

GV đặt vấn đề như trong SGK. HS tạo được mâu thuẫn để giải quyết bài mới, tìm mối quan hệ giữa các đường sức từ của nam châm và của ống dây.

Hoạt động 2: Từ phổ, đường sức từ ủa ống dây có dòng điện chạy qua(13’)

GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm để trả lời các câu hỏi trong SGK.

1. Thí nghiệm.

HS phân công nhóm rồi tiến hành thí nghiệm, thảo luận thống nhất ý kiến trả lời các câu hỏi trong sgk:

GV đọc câu hỏi C1trong SGK, yêu cầu HS trả lời?

Nhóm1 trả lời: Phần từ phổ ở bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua và bên ngoài thanh nam châm thẳng là giống nhau.

đương mạt sắt sắp xếp gần như song song với nhau.

GV đọc câu hỏi C2 trong SGK, yêu cầu HS trả lời?

Nhóm thứ 2 trả lời: Đường sức từ ở trong và ống tạo thành những đường cong khép kín.

GV đọc câu hỏi C3 trong SGK, yêu cầu HS trả lời? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm thứ 3 trả lời: Giống như thanh nam châm, tại hai đầu ống dây, các đường sức từ cùng đi vào một đầu và cùng đi ra từ đầu kia.

GV qua kết quả thí nghiệm cho ta kết luận gì?

2. Kết luận (sgk; Tr 66)

Một HS đọc nội dung kết luận trong sgk.

Hoạt động 3: Quy tắc nắm bàn tay phải (10’)

GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm để kiểm tra xem khi đổi chiều dòng điện thì chiều của các kim nam châm có thay đổi không? Nếu thay đổi thì ta rút ra kết luận gì?

1. Chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào yếu tố nào?

HS tiến hành thí nghiệm kiểm tra thì khi thay đổi chiều dòng điện thì chiều của các kim cũng thay đổi chứng tỏ chiều của đường sức từ cũng thay đổi.

GV vậy ta có kết luận gì về hiện tượng này?

Một HS trả lời: Chiều đường sức từ của ống dây phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy qua các vòng dây.

GV thông báo nội dung thông tin trong SGK?

2. Quy tắc nắm bàn tay phải.

HS nắm được nội dung: Nắm bàn tay phải,rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

Hoạt động 4: Vận dụng (10’)

GV đọc câu hỏi C4 trong SGK, yêu cầu HS trả lời?

Một HS trả lời: Đầu A là cực Nam,đầu B là cực Bắc.

GV đọc câu hỏi C5 trong SGK, yêu cầu HS trả lời?

Một HS trả lời: Kim Nam châm bị vẽ sai chiều là kim số 5. Dòng điện trong ống dây có chiều đi ra ở đầu B.

GV đọc câu hỏi C6 trong SGK, yêu cầu HS trả lời?

Một HS trả lời: Đầu A của cuộn dây là cực Bắc, đầu B của cuộn dây là cực nam.

* Hệ thống: (3’) Qua bài học hôm nay cho ta biết được điều gì? HS trả lời nội dung ghi nhớ trong SGK.

IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI VÀ LÀM BÀI.(2’)

- Học bài cũ, làm bài tập, làm dự đoán, đọc có thể em chưa biết, đọc bài mới.

Ngày soạn: 28/11 Ngày giảng: 1/12/lớp 9 Tiết: 27

Bài: SỰ NHIỄM TỪCỦA SẮT, THÉP - NAM CHÂM ĐIỆN. A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Mô tả được TN về sự nhiễm từ của sắt, thép.

- Giải thích được vì sao người ta dùng lõi sắt non để chế tạo nam châm điện. - Nêu được hai cách làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật. 2. Kĩ năng: Thao tác thực hành, phân tích hiện tượng chính xác và suy diễn lôgíc. 3. Tư duy: Trực quan, suy diễn suy lí, so sánh, phân tích tổng hợp.

4. Thái độ: Có thái độ học tập tích cực, chú ý xây dựng bài.

II. CHUẨN BỊ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, SBT, soạn giáo án, giáo cụ lên lớp cho các nhóm như hình 25.1 và 25.2b SGK. cho các nhóm như hình 25.1 và 25.2b SGK.

2. Trò: Học bài cũ, làm bài tập, đọc bài mới, làm dự đoán, chuẩn bị đầy đủ SGK, SBT, vở ghi cho môn học, dụng cụ học tập. SGK, SBT, vở ghi cho môn học, dụng cụ học tập.

B. PHẦN THỂ HIỆN KHI LÊN LỚPI. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC I. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

Một phần của tài liệu Giáo án Lý 9 ( tu trang tailieu) (Trang 54 - 57)