Đáp án biểu điểm Có nhiều cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện trong cuộn dây dẫn kín Dòng điện tạo ra bằng cách đó gọi là dòng điện cảm ứng.

Một phần của tài liệu Giáo án Lý 9 ( tu trang tailieu) (Trang 71 - 73)

IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI VÀ LÀM BÀI.(2’) Học bài cũ, làm bài tập, làm dự đoán, đọc bài mới.

2.Đáp án biểu điểm Có nhiều cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện trong cuộn dây dẫn kín Dòng điện tạo ra bằng cách đó gọi là dòng điện cảm ứng.

cuộn dây dẫn kín. Dòng điện tạo ra bằng cách đó gọi là dòng điện cảm ứng.

- Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.

III. BÀI MỚI.

HĐ THẦY HĐ TRÒ

Hoạt động 1: Đặt vấn đề (3’)

GV đặt vấn đề như trong SGK,yêu cầu HS nêu ra dự đoán của mình?

HS theo dõi thông tin và đưa ra dự đoán của mình: Điều kiện chung để xuất hiện dòng điện cảm ứng là số đường sức từ xuyên qua sợi dây biến đổi

Hoạt động 2: Sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây(17’)

GV thông báo thông tin trong SGK, sau đo hỏi đáp HS theo hệ thống câu hỏi trong SGK.

HS theo dõi thông tin để trả lời các câu hỏi mà giáo viên đưa ra?

GV đọc câu hỏi C1trong SGK, yêu cầu HS trả lời?

Một HS trả lời: Khi đưa một cực của nam châm từ xa vào gần đầu một cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện dẫn tăng lên, một đèn sáng; sau đó đưa cực này ra xa cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây giảm đèn thứ hai sáng. Dòng điện cảm ứng trong khung đổi chiều khi số đường sức từ đang tăng mà chuyển sang giảm.

GV qua nhận xét và trả lời của bạn dựa vào các thí nghiệm bài trước cho ta nhận xét chung gì?

Một HS trả lời nội dung nhận xét trong SGK.

Hoạt động 3: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng.(10’)

GV thông báo thông tin trong SGK, yêu cầu HS trả lời câu hỏi C2 trong SGK theo nhóm.

HS tiến hành thảo luận theo nhóm để hoàn thành nội dung bảng 1 trong SGK.

Làm thí nghiệm Có dòng điện cảm ứng hay không? qua S có biến đổi không?Số đường sức từ xuyên Đưa nam châm lại gần

cuộn dây. có có

Để nam châm nằm yên không không

Đưa nam châm ra xa cuộn

dây có có

GV đọc câu hỏi C3 trong SGK, yêu cầu HS trả lời?

Một HS trả lời: Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi có sự biến thiên số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây dẫn kín.

- Dòng điện cảm ứng là dòng điện xoay chiều. GV gọi một HS đọc nội dung

nhận xét trong SGK? Một HS đọc nội dung nhận xét trong SGK. GV đọc câu hỏi C4 trong SGK,

yêu cầu HS trả lời?

Một HS trả lời: Khi khung dây quay nửa vòng thì số đường sức từ tăng và nửa vòng còn lại thì số đường sức từ giảm vì vậy nó xuất hiện dòng điện cảm ứng. Khi đóng mạch điện thì số đường sức từ trong ống dây tăng còn khi ngắt dòng điện thì số đường sức từ giảm (cả hai trường hợp số đường sức từ biến thiên) xuất hiện dòng điện cảm ứng. GV qua quá trình nghiên cứu và

thảo luận nội dung bài mới ta có kết luận gì cho bài học hôm nay?

Một HS trả lời: Trong mọi trường hợp, khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín biến thiên thì xuất hiện dòng điện cảm ứng.

Hoạt động 4: Vận dụng (5’) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV đọc câu hỏi C5 trong SGK, yêu cầu HS trả lời?

Một HS trả lời: Khi quay núm đinamô đã làm cho từ trường biến thiên cho nên đã xuất hiện dòng điện cảm ứng.

GV đọc câu hỏi C6 trong SGK, yêu cầu HS trả lời?

Một HS trả lời:Nam châm quay liên tục đã tạo ra từ trường luôn biến thiên, đã làm xuất hiện dòng điện cảm ứng.

HS trả lời nội dung ghi nhớ trong SGK.

IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI VÀ LÀM BÀI. (2’)

- Học bài cũ, làm bài tập, làm dự đoán, đọc có thể em chưa biết, đọc bài mới.

V. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

Ngày soạn: 21/12 Ngày giảng: 22/12,LỚP 9 Tiết: 35

Bài: KIỂM TRA HỌC KÌ I A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Ôn tập hệ thống nội dung kiến thức đã học từ đầu năm học đặc biệt là chương II điện từ học.

2. Kĩ năng: Phân tích sánh, tổng hợp, thao tác làm các bài tập định tính và định

Một phần của tài liệu Giáo án Lý 9 ( tu trang tailieu) (Trang 71 - 73)