Học bài cũ, làm bài tập, ôn tập các nội dung đã được hướng dẫn trong bài học hôm nay và làm thêm một số dạng bài tập tương tự.

Một phần của tài liệu Giáo án Lý 9 ( tu trang tailieu) (Trang 47 - 49)

hôm nay và làm thêm một số dạng bài tập tương tự.

- Chuẩn bị dụng cụ học tập để chuẩn bị cho tiết kiểm tra, chú ý không được sử dụng tài liệu và không được nhìn bài làm của bạn.

Ngày soạn: 5/11 Ngày giảng: 7/1: Lớp 9A,B Tiết: 22

KIỂM TRA 1. MỤC TIÊU 1. MỤC TIÊU

a. Kiến thức: Ôn tập hệ thống nội dung đã được học từ đùa năm: Lí thuyết, các bài tập định tính, định lượng và các đơn vị kèm theo các đại lượng.

b. Kĩ năng: Làm bài kiểm tra khoa học chính xác, làm các bài tập định tính và định lượng tốt.

c. Thái độ: Có thái độ làm bài nghiêm túc, có kết quả cao……..

2. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA.

Câu I: Khoanh tròn vào phương án trả lời mà em cho là đúng nhất? 1. Điện trở của một dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào?

A. Điện trở của một dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài, tiết diện, hiệu điện thế. B. Điện trở của một dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài, tiết diện, bản chất dẫn.

C. Điện trở của một dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài, tiết diện và cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó.

2. Nhiệt lượng tỏa ra trên một giây dẫn phụ thuộc yếu tố nào?

A. Nhiệt lượng tỏa ra trên một giây dẫn phụ thuộc vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn, cường độ dòng điện, thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.

B. Nhiệt lượng tỏa ra trên một giây dẫn phụ thuộc vào bản chất dây dẫn,cường độ dòng điện, thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.

C. Một đáp án khác.

Câu II: Hoàn thành các câu sau cho đúng ý nghĩa vật lí.

1. Đơn vị đo nhiệt lượng là …..kí hiệu là……….

2. Cường độ dòng điện chính trong đoạn mạch nối tiếp có giá trị ……….. 3. Đơn vị đo công suất là ………… kí hiệu là ……… 4. Công thức tính điện trở là……… 5. Đơn vị điện trở suất là ………kí hiệu là ……….. Câu III: Viết lời giải cho bài tập sau:

1. Tại sao bộ phận chính của những dụng cụ đốt nóng thường làm bằng dây dẫn có điện trở rất lớn.

2. Tính điện trở của ấm điện làm bằng nicrom có ghi 220V - 100W khi ấm hoạt động bình thường.

3. Dây điện trở của ấm điện trên làm bằng nicrom có chiều dài 2m và tiết diện tròn với điện trở câu 2 . Tính tiết diện của dây?

3. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM

Câu I: Khoanh tròn vào phương án trả lời mà em cho là đúng nhất? 1. Điện trở của một dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào?(1đ)

B. Điện trở của một dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài, tiết diện, bản chất dẫn. 2. Nhiệt lượng tỏa ra trên một giây dẫn phụ thuộc yếu tố nào?(1đ)

A. Nhiệt lượng tỏa ra trên một giây dẫn phụ thuộc vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn, cường độ dòng điện, thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.

Câu II: Hoàn thành các câu sau cho đúng ý nghĩa vật lí. 1. Đơn vị đo nhiệt lượng là Jun kí hiệu là J(0,5đ)

2. Cường độ dòng điện chính trong đoạn mạch nối tiếp có giá trị như nhau tại mọi điểm (0,5đ)

3. Đơn vị đo công suất là oát kí hiệu là W (0,5đ) 4. Công thức tính điện trở là R = ρ.l/S (1đ)

5. Đơn vị điện trở suất là ôm mét kí hiệu là Ωm.(0,5đ) Câu III: Viết lời giải cho bài tập sau:

1. Các dụng cụ đốt nóng bằng điện đều có bộ phận chính được làm dây có điện trở suất lớn để đoạn dây dẫn này có điện trở lớn khi có dòng điện chạy qua thì nhiệt lượng hầu như chỉ tỏa nhiệt ở đoạn dây dẫn này mà không tỏa ra nhiệt ở dây dẫn bằng đồng.(1đ)

2. Điện trở của ấm khi hoạt động bình thường: R = u2/P = (220)2/1000 = 48,4 (Ω) (1đ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Tiết diện của dây dẫn

4. NHẬN XÉT SAU KHI CHẤM BÀI KIỂM TRA

Ngày soạn: 10/11 Ngày giảng:13/11/2009lớp 9A,B Tiết: 23

Bài: NAM CHÂM VĨNH CỬU 1. MỤC TIÊU

a. Kiến thức: Mô tả được từ tính của nam châm.

- Biết xác định các từ cực Bắc, Nam của nam châm vĩnh cửu. - Biết được các từ cực loại nào thì hút nhau, loại nào thì đẩy nhau. - Mô tả được cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn.

b. Kĩ năng: Biết xác định từ cực của một nam châm và biết phân biệt một nam châm với vật khác về đặc tính hút sắt hay bị sắt hút.

c. Thái độ: Có thái độ học tập tích cực, chú ý xây dựng bài…

2. CHUẨN BỊ

a. Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, SBT, soạn giáo án, giáo cụ lên lớp

b. Trò: Học bài cũ, làm bài tập, đọc bài mới, làm dự đoán, chuẩn bị đầy đủ SGK, SBT, vở ghi cho môn học, dụng cụ học tập SGK, SBT, vở ghi cho môn học, dụng cụ học tập

3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

a, Kiểm tra bài cũ (không kiểm tra)b, Dạy nội dung bài mới. b, Dạy nội dung bài mới.

HĐ THẦY HĐ TRÒ

Hoạt động 1: Đặt vấn đề(5’)

GV đặt vấn đề như trong SGK. HS tạo được mâu thuẫn tại sao lại có thiết bị luôn chỉ hướng xác định Nam nó là gì và đặc điểm của nó ra sao?

Hoạt động 2: Từ tính của nam châm (15’)

GV đọc câu hỏi C1trong SGK, yêu cầu HS trả lời?

1. Thí nghiệm.

HS đưa ra phương án tiến hành thí nghiệm là đặt một vật gần một thanh sắt nếu nó hút sắt thì đó là nam châm. hoặc đặt chi quay tự nhiên trên bàn thì nó luôn định hướng xác định.

GV đọc câu hỏi C2 trong SGK, yêu cầu HS trả lời?

Một HS trả lời: khi đã đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng Bắc - Nam. Khi đã đứng cân bằng trờ lại, nam châm vẫn chỉ hướng Nam - Bắc như cũ.

GV qua thí nghiệm ta rút ra kết luận gì về đặc tính của một nam châm?

2. Kết luận (SGK)

Một HS trả lời nội dung kết luận trong SGK. GV có thể hỏi theo hệ thống câu

hỏi sau để khác sâu kiến thức: - Một Nam châm khi đặt từ do nó luôn định hướng như thế nào?

Một HS trả lời:

- Một Nam châm đặt tự do luôn định hướng Nam - Bắc.

Một phần của tài liệu Giáo án Lý 9 ( tu trang tailieu) (Trang 47 - 49)