* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ.
1. Các phương châm hội thoại là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp? Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
2. Nhận định nào là điều kiện để tuân thủ các phương châm hội thoại? A. Người nói vụng về.vô ý, thiếu văn hóa giao tiếp.
B. Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại khác.
C. Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó. D. Người nói nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp
* Bài mới. - Em hãy đọc lại các
phương châm hội thoại đã học?
- Gọi học sinh đọc truyện cười?
- Cuộc hội thoại trong truyện diễn ra ở địa điểm nào?
- Đối tượng giao tiếp là ai?
- Trong hoàn cảnh nào?
- Mục đích giao tiếp?
- Trong hoàn cảnh giao tiếp như vậy, thì việc giao tiếp của chàng rể nên như thế nào?
- Ở nơi làm việc của người đốn củi.
- Người đốn củi và chàng rể.
- Vào lúc người đốn củi đang ở trên cây chặt cành, đang làm việc mệt nhọc, còn chàng rể đang dạo chơi dưới đất người lao động đã lớn tuổi chàng rể là thanh niên it tuổi hơn
- Mục đích chàng rể gọi người đốn củi từ trên cây xuống chỉ để chào hỏi.
- Chỉ cần đứng dưới gốc cây chào hỏi là được
I.Quan hệ giữa
phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
1.Ví dụ:
Truyện cười “chào hỏi”
* Nhận xét:
- Chàng rể đã vi phạm phương châm lịch sự vì không nắm được đặc điểm của tình huống giao tiếp.
- Ngoắc tay ra dấu gọi người lớn tuổi.
Một lời chào mà bắt người lao động phải trèo từ cây xuống, bỏ cả công việc đang làm, mất công.
Nếu chỉ xem xét nội dung lời chào hỏi, ta thấy chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Vì sao?
Từ việc phân tích trên, khi vận dụng các phương châm giao tiếp cần chú ý gì?
- Gọi học sinh đọc ví dụ 1. Cho biết các phương châm hội thoại đã học?
- Trong các bài học ấy, những tình huống nào phương châm hội thoại không được tuân thủ?
- Có, bởi nó thể hiện sự quan tâm đến người khác - Các phương châm đã học: phương châm về lượng, chất, lịch sự, quan hệ, cách thức. - Chỉ có một tình huống trong phần học về phương châm lịch sự là 2.Ghi nhớ 1: Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp(nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?)
II.Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại:
VD1:
- Nhận xét tình huống trong phần học về phương châm lịch sự là tuân thủ phương châm hội thoại
- Gọi học sinh đọc tình huống 2?
Ba có trả lời đúng câu hỏi của An không? Vì sao?
- Ba đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao?
GV: Vì Ba không biết chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo vào năm nào. Để tuân thủ phương châm về chất(không nói điều mà mình không có bằng chứng xác thực) nên Ba phải trả lời chung chung như vậy.
- Giả sử có một người mắc bệnh ung thư đã đến giai đoạn cuối, sau khi khám bệnh có nên nói thật cho người ấy biết hay không? Vì sao? - Khi bác sỹ nói tránh đi
tuân thủ phương châm hội thoại, còn các tình huống khác không tuân thủ
- Không. Bởi An hỏi năm nào(cụ thể). Ba trả lời đầu thế kỷ(chung chung)
- Không nên nói thật vì có thể sẽ khiến cho bệnh nhân hoảng sợ, tuyệt vọng - Không tuân thủ VD2: - Nhận xét: Ba vi phạm phương châm hội thoại về chất: không nắm chính xác những điều cần trả lời
VD3:
- Nhận xét:
Trong tình huống này
suy ra không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
- Việc “nói dối “ của bác sỹ có thể chấp nhận được không vì sao? -GV: đưa ra bảng phụ nêu tình huống
A: anh được con cái gửi cho nhiều tiền thật sướng quá.
B: tiền bạc chỉ là tiền bạc
Có phải B không tuân thủ phương châm về lượng không vì sao GV: tiền bạc chỉ là phương tiện sống, chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người.
- Câu này muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?
phương châm về chất(nói điều mình tin là không đúng)
- Có thể chấp nhận được vì có lợi cho bệnh nhân lạc quan trong cuộc sống
Học sinh thảo luận nhóm
- Ngoài tiền bạc để duy trì sự sống, con người còn có những mối quan hệ thiêng liêng khác trong đời sống tinh thần như quan hệ bạn bè, anh em , đồng nghiệp, tình
việc bác sỹ không tuân thủ phương châm về chất có thể chấp nhận được vì có lợi cho bệnh nhân.
VD4:
- Nhận xét:
Nếu xét nghĩa hiển ngôn:-> cách nói này không tuân thủ phương châm về lượng (không có nội dung mới)
- Nếu xét nghĩa hàm ẩn cách nói này vẫn tuân thủ phương châm về lượng
Qua tìm hiểu các ví dụ=> thường có những nguyên nhân nào dẫn đến việc không tuân thủ các phương châm hội thoại?
GV: Phương châm hội thoại nào là yêu cầu chung trong giao tiếp. tùy tình huống giao tiếp mà lời hội thoại có thể không tuân thủ theo phương châm hội thoại và được vận dụng một cách sáng tạo.
yêu lứa đôi... không nên vì tiền bạc mà quên đi tất cả.
- Học sinh khái quát các nhận xét để trả lời.
2. Ghi nhớ 2:
Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những phương châm sau:
- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp
- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn - Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
Luyện tập
Bài tập 1:
- Phương châm về chất vì trả lời chính xác.
- Vi phạm phương châm cách thức. Vì mơ hồ (Cậu bé 5 tuổi chưa đọc được tên của sách).
- Quả bóng ở ngăn dưới của kệ sách (hoặc chân kệ
sách).
Bài tập 2:
-Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt không tuân thủ phương châm lịch sự.
- Việc không tuân thủ ấy là vô lí vì khách đến nhà ai phải chào hỏi chủ nhà rồi mới nói chuyện; nhất là ở đây thái độ và lời nói của các vị khách thật là hồ đồ, không có căn cứ.
- Cháu chào ông ạ. Chúng cháu hôm nay đến đây có chuyện muốn bàn với ông. Mong ông hợp tác.
* Củng cố 1. Đọc truyện vui “Nói có đầu có đuôi” và trả lời câu hỏi:
“Phú Ông có người đầy tớ tính nhanh nhảu, thấy gì nói đấy. Phú Ông bảo:
- Mày ăn nói chẳng có đầu có đuôi gì cả. Từ nay mày định nói gì thì phải nghĩ cho kĩ xem cái ấy bắt đầu như thế nào nghe không!
Một hôm, Phú Ông mặc áo mới, chuẩn bị đi ăn cỗ. Đang ngồi hút thuốc thì anh đầy tớ chắp tau trịnh trọng nói:
- Thưa ông, con tằm nó nhả ra tơ, người ta đem tơ cho người Tàu, người Tàu đem dệt thành tơ lụa rồi bán sang ta. Ông đi mua về may thành áo. Hôm nay ông mặc áo, hút thuốc. Tàn thuốc rơi xuống áo và áo ông đang cháy.
Phú Ông giật mình nhìn xuống thì áo đã cháy một miếng to”.
+ Lời nói của anh đầy tớ đã không tuân thủ phương châm về lượng như thế nào? A. Nói không có nội dung.
B. Nói thiếu nội dung. C. Nói thừa nội dung.
+ Anh đầy tớ đã vận dụng phương châm hội thoại không đúng tình huống như thế nào? A. Nói không đúng chỗ.
B. Nói không đúng lúc.
C. Nói không đúng mục đích.
2. Các phương châm hội những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp. Đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
* Hướng dẫn học sinh học bài mới:
- Hãy đặt một tình huống có sử dụng câu: “Trẻ em là trẻ em”. Giải thích ý nghĩa của câu đó? Gợi ý:
Có một người thấy trẻ em nô đùa, bèn cấm không cho chơi và cấm các em. Khi đó có thể khuyên người đó bằng câu: “ Trẻ em là trẻ em”.
Câu này có nghĩa là: Trẻ em phải được đùa nghịch (chỉ có không nên đùa quá thôi). - Học thuộc phần ghi nhớ.
Ngày 10 tháng 09 năm 2008 Tiết 14+ 15:
TẬP LÀM VĂN
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
A. Mục tiêu:
- Học sinh viết được một văn bản thuyết minh, trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả (thiên nhiên, đồ vật, con người...). Tuy nhiên yêu cầu thuyết minh chính xác, mạch lạc vẫn là chủ yếu.
- Rèn kĩ năng thu thập tài liệu, hệ thống, chọn lọc tài liệu, viết văn bản TM có sử dụng yếu tố miêu tả, gồm đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
B. Chuẩn bị:
GV: Ra đề- đáp án, biểu điểm.
H/S: Ôn lại văn thuyết minh, tìm hiểu kĩ về con trâu trong đời sống của người nông dân Việt Nam.