C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
3. Kết bài: (1đ): ý nghĩa của đối tượng TM * Yêu cầu kết hợp xen yếu tố miêu tả:
* Yêu cầu kết hợp xen yếu tố miêu tả:
* Củng cố:
- Nhận xét rút kinh nghiệm giờ làm bài của học sinh. * Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
Ôn lại các kĩ thuật cơ bản về văn bản tự sự.
Ngày 15 tháng 09 năm 2008
Tiết 16+ 17:
VĂN BẢN
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
A. Mục tiêu:
1. Giúp h/s hiểu được vẻ đẹp tâm hồn, thân phận bất hạnh của Vũ Thị Thiết_ Vũ Nương_ người phụ nữ Việt Nam, nạn nhân của chế độ phụ quyền phong kiến bắt đầu suy vong. Nắm được những đặc điểm chủ yếu của truyện truyền kì chữ Hán nghệ thuật dựng, kể chuyện, dựng nhân vật kết hợp yếu tố kì ảo với tính thiết thực, sử dụng điển tích, lời văn biến ngẫu. 2. Tích hợp với tiếng Việt: Từ ngữ cổ, điển tích – lời dẫn gián tiếp lời dẫn trực tiếp – văn biến ngẫu.
Với TLV: Văn bản tự sự, miêu tả nhân vật, cốt truyện, kết hợp các yếu tố tự sự, trữ tình, kịch.
- Tích hợp dọc: Cụm bài truyện trung đại, các văn bản tự sự đã học, yếu tố kì ảo. 3. Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt văn bản tự sự, phân tích nhân vật.
B. Chuẩn bị:
Sưu tầm tác phẩm “Truyền kì mạn lục” (bản dịch tiếng việt của NGô Văn Triện); “Kho tàng truyện cổ Việt Nam”.
C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
* Ổn định tổ chức: * Kiểm tra bài cũ:
1. Kể tên những truyện ngắn trung đại đã học? Nêu một vài đặc điểm chung về những truyện ngắn ấy?
(Gợi ý)
Ba truyện: “Con hổ có nghĩa”. “Mẹ hiền dạy con”, “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng”. Đặc điểm: Viết bằng chữ hán – cốt truyện đơn giản, số lượng còn ít – mang ý nghĩa giáo huấn.
* Bài mới. * Khởi động:
Cách 1: Nêu nội dung gợi ý trên GV chốt: Bài học hôm nay sẽ làm giàu thêm vốn văn trung đại bằng một truyện truyền kì của Nguyễn Dữ.
Cách 2:
Chỉ vì tin lời con trẻ
Cho nên mất vợ rõ buồn chàng Trương Chuyện người con gái Nam Xương
Xin là sách gối đầu giường lứa đôi (Phạm công Trứ)
Chuyện người con gái Nam Xương đề cập tới một vấn đề nhân văn mang tính nhân loại sâu sắc. Đó là vấn đề gì? Câu trả lời nằm trong bài học hôm nay.
- Gọi học sinh đọc phần chú thích.
- Em hiểu gì về cuộc dời, sự nghiệp của tác giả
- Em hiểu thế nào về “Truyền kì mạn lục”. - Nêu xuất xứ “Chuyện người con gái Nam Xương”
GV: Đây là truyện hay nhất của “Truyền kì mạn lục” đã chuyển thể thành vở chèo “Chiếc bóng oan khiên”
- Truyện được Vũ Khâm Lâm đời Hậu Lê khen là “Thiên cổ kì bút”” (áng văn lạ ngàn đời). - Nêu chủ đề của truyện? - văn bản “Chuyện người...” là một tác phẩm tự sự. Tại sao em cho là như vậy?
- Chuyện kể từ ngôi thứ mấy? - Dựa vài chú thích để trả lời. - Ghi chép tản mạn những chuyện li kì được lưu truyền.
- Đây là câu chuyện kể về cuộc đời một con người theo chuỗi các sự việc.
- Ngôi thứ 3.
- Ví dụ các lời nói của nhân vật Vũ Nương thấm đẫm nước mắt. - Vũ Nương. I. Đọc_ tìm hiểu chung: 1. Tác giả_ tác phẩm: * Tác giả:
- Dòng dõi nho gia. - Bản thân là học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Chỉ làm quan một năm rồi về ở ẩn. * Tác phẩm: + Xuất xứ: - Nguyễn Dữ sáng tác chứ không sưu tầm. - Là truyện thứ 16/20 có nguồn gốc từ truyện côt tích “Vợ chàng Trương”.
+ Chủ đề:
Truyện nói về số phận của người phụ nhữ trong xã hội phong kiến và qua đó nêu lên một vấn đề có tính nhân loại: con người cần có niềm tin, không có niềm tin sẽ không có hạnh phúc.
+ Thể loại: Tác phẩm tự sự kết hợp với biểu
- Văn bản còn kết hợp phương thức biểu đạt nào khác? Phương thức đó có vai trò gì? Nêu ví dụ?
- Câu chuyện xoay quanh nhân vật nào? - Đọc truyện này cần chú ý những gì?
- Gọi học sinh đọc kết hợp kể tóm tắt.
- Truyện giới thiệu Vũ Thị Thiết là người như thế nào?
- Đang sống yên ấm hạnh phúc chuyện gì đã xảy ra?
- Khi chàng Trương đi lính ở nhà nàng sống như thế nào? - Chuyện gì đã xảy ra với nàng khi chồng về? - Câu chuyện kết thúc như thế nào?
- Hãy rút ra sự kiện, chi tiết chính?
- Yêu cầu h/s giải nghĩa 10 từ khó.
- Phân biệt lời nói và lời thoại của nhân vật.
- Sự đăng đối trong những câu văn biền ngẫu.
- Đọc những đoạn quan trọng.
- Nàng Vũ Nương đẹp người, đẹp nết được Trương Sinh cưới làm vợ.
- Gia đình đang yên ấm hạnh phúc thì Trương Sinh phải rời nhà đi lính.
- Nàng ở nhà chăm sóc hiếu thuận với mẹ già, nuôi con ngoan ngoãn. - Khi Trương Sinh trở về nhà nghi ngờ vợ phản bội. Vũ Nương không tự minh oan được bèn trẫm mình tự vẫn.
- Chàng Trương hối hận lập đần tràng giải oạn cho nàng, Vũ Nương tha thứ nhưng hông trở về cuộc sống trần thế.
+ Phẩm hạnh của Vũ Nương.
+ Oan trái của Vũ
cảm. 2. + Đọc: + Tóm tắt truyện: - Cái bóng- tự vẫn- gặp Phan Lang ... 3. Giải nghĩa từ: 4. Bố cục: - Phần 1: Từ đầu “quan san”. - Phần 2: tiếp “trót đã qua rồi”.
- Em có thể hình dung số phận của nhân vật Vũ Nương qua 3 sự việc lớn nào?
- Hãy chia đoạn theo 3 sự việc đó? Nương. + Vũ Nương được giải oan. - Phần 3: còn lại. (Tiết 17) * Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt “Chuyện người con gái Nam Xương”? * Bài mới (tiếp).
- Gọi học sinh đọc phần 1.
- Phần 1 giới thiệu điều gì?
- Mở đầu câu truyện, nv Vũ Nương được giới thiệu như thế nào?
- Em hãy nhận xét về cách giới thiệu nv Vũ Nương?
- Khi tiễn chồng ra lính Vũ Nương đa thể hiện ước nguyện như thế nào?
- Em hiểu gì qua lời dặn dò ấy?
- Giới thiệu ngắn gọn đầy đủ, đặc điểm nhấn mạnh vào tình hình, phẩm chất của nàng. Giới thiệu tính nết trước nhan sắc. Ba câu văn giới thiệu đều nói đến đức hạnh của nàng. - “Chỉ xin ngày về ...” thương người đất thú.
- Câu văn biền ngẫu: “Việc quân ...thế giặc ...” I. Đọc_ tìm hiểu chi tiết: 1. Phẩm hạnh của Vũ Nương. + Xinh đẹp, tính tình thùy mị nết na. + Khi làm vợ nàng vẫn giữ gìn khuôn phép, không từng lúc nào vợ chồng phải bất hòa.
+ Khi tiễn chồng đi lính, lời dặn dò đầy tình nghĩa không ham phú quý, chỉ mong mỏi một hạnh phúc trọn ven, khắc khoải nhớ thương.
- Ở đây tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng?
- Khi xa chồng Vũ Nương đã bộc lộ phẩm chất gì? Biểu hiện qua những chi tiết nào?
GV: Cùng nhớ thương thấm nỗi cô đơn. Ở “Chinh phụ ngâm”, người chinh phụ đau buồn tới héo hắt còn ở Vũ Nương, nàng vẫn vượt lên để “gánh vác” giang sơn của nhà chồng. - Nàng còn bộc lộ phẩm chất nào khác? Tìm chi tiết? - Với mẹ chồng nàng là “Tiện thiếp ...mẹ hiền ...”. - Dùng điển tích:
“mùa dưa chín quá kì, thương người đất thú”. - Dùng hình ảnh ước lệ: (“thế chẻ tre”, “liễu rủ bãi hoang”, “cánh hồng bay bổng”).
=> Tạo sắc thái trang trọng cổ xưa, câu văn nhẹ nhàng giàu hình ảnh, biểu cảm bộc lộ tâm lí nhân vật=> Đây là cái mới lạ so với các truyện trung đại đã học. - “Bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, nỗi buồn chân trời góc bể (chỉ sự trôi chảy của thời gian)
=> Cách nói ước lệ diễn tả tâm trạng. - Khắc họa phẩm chất thủy chung bằng hình ảnh cái bóng: vợ chồng như hình với bóng chỉ bóng của mình trên tường mà nói với con là “cha Đản”.
- Một mình nuôi con nhỏ, yêu thương chồng con (thể hiện ở chi tiết cái bóng) chỉ vào cái bóng của mình nói đó là cha để đứa trẻ có cảm giác bình yên. - Chăm sóc mẹ chồng ốm, ma chay lúc chết + Khi xa chồng: - Nàng là người vợ thủy chung, luôn nhớ chồng xa, thấm nỗi cô đơn.
+ Là người mẹ hiền.
+ Là người con dâu thảo.
người con dâu như thế nào? Tìm chi tiết chứng minh?
- GV: Tác giả đã khách quan hóa phẩm chất của Vũ Nương. Bà mẹ chồng đã hiểu, yêu quý con dâu. Tri ân con dâu.
- Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương ở phần này?
- Gọi học sinh đọc. - Nếu kể về oan trái của Vũ Nương thì em sẽ kể tóm tắt như thế nào?
- Người gây ra oan trái cho Vũ Nương là đứa trẻ, cái bóng hay là Trương Sinh?
- Trương Sinh đã có thái độ, cử chỉ gì gâu đau khổ cho Vũ Nương? Nêu các chi tiết chứng minh?
lời chăng chối cuối cùng của mẹ chồng đã khẳng định nhân cách Vũ Nương “Sau này ...chẳng phụ mẹ”.
- Học sinh tự bộc lộ. “Qua năm sau ...không có gì gỡ ra được”.
- Sau khi chồng đi lính, Vũ Nương sinh con trai đặt tên là Đản.
- Trương sinh trở về, nghe theo lời con trẻ, cho rằng vợ hư hỏng. - Vũ Nương một mực kêu oan, nhưng Trương Sinh một mực không nghe, đánh mắng đuổi đi.
- Vũ Nương đành trẫm mình.
(“ Nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư; họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng cũng chẳng ăn thua”).
(La um lên cho hả giận, lấy chuyện bóng gió này nọ mà mắng nhiếc nàng và đánh đuổi đi). - Phản ánh đúng ý nghĩ
2. Oan trái của Vũ Nương.
+ Trương Sinh”
- Tin lời con trẻ, không tin lời vợ và hàng xóm.
- Có thái độ tàn nhẫn với Vũ Nương.
- Tại sao lời nói của trẻ gây nghi ngờ sâu sắc như vậy?
- Từ đó em nhận xét gì về nghệ thuật của tác giả?
- Khi bị nghi oan Vũ Nương đã làm gì? Tìm các chi tiết chứng minh?
- Ở đây có 3 lời thoại của Vũ Nương. Em hãy nêu ý nghĩa của từng lời thoại? Qua những lời đó, em thấy được điều đáng quý nào trong tâm hồn người phụ nữ đang chịu nhiều oan trái này? GV: Ở đoạn truyện này tình huống được sắp xếp đầy kịnh tính: Vũ Nương bị dồn đẩy đến bước đường cùng, nàng mất tất cả, đành phải chấp nhận số phận sau mọi cố gắng không thành. Hành động trẫm mình của nàng là một
thơ ngây của trẻ.
- Theo kinh nghiệm: “Ra đường hỏi già về nhà hỏi trẻ” (trẻ con bao giờ cũng ngây thơ cỉ biết nói thật lời bé Đản quá đủ để cho một người có học, đa nghi ghen tuông như Trương Sinh tin là thật.
- Đây là yếu tố thắt nút gây bất ngờ, giống như tạo mâu thuẫn kịch. Thể hiện cái tài của tác giả. - Đọc: “Thiếp vốn có ... Vọng Phu kia nữa ...xuống sông mà chết”. + Lời thoại 1: phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng.
+ Lời thoại 2: Nói lên nỗi thất vọng, đau đớn: hạnh phúc gia đình tan vỡ, tình yêu không còn cả nỗi đau đớn chờ chồng đến hóa đá trước đây cũng không còn có thể làm lại được nữa. + Lời thoại 3: Thất vọng đến tột cùng, cuộc hôn nhân đã đến tột cùng, cuộc hôn nhân đã đến độ không thể hàn gắn nổi, Vũ Nương đành mượn dòng sông quê để giãi bày tấm lòng. Lời than như một lời nguyền xin thần sông chứng giám nỗi oan khuất tiết sạch
+ Vũ Nương:
- Dùng lời nói chân thành để giãi bày lòng mình.
- Vũ Nương tự vẫn.
- Cái chết của Vũ
hành động quyết liệt cuối cùng để bảo vệ danh dự, có nỗi tuyệt vọng cay đắng nhưng cũng có sự chỉ đạo của lí trí (“tắm gội chay sạch”, lời nguyện cầu ...), không phải là hành động bột phát trong cơn nóng giận như truyện cổ tích miêu tả (Vũ Nương chạy một mạch ra bến Hoàng Giang đâm đầu xuống nước).
- Cái chết của Vũ nương nói với ta điều gì? - Số phận của Vũ Nương có phải là một bi kịch không? - Bi kịch đó là gì? GV: Bi kịch của Vũ Nương do những nguyên nhân nào?
GV: có nhiều nguyên nhân được nêu lên, được xây dựng xung quanh chi tiết “cái bóng” cái không có thành cái có, cái ngẫu
giá trong của mình. => Tâm hồn nhiều khát vọng hạnh phúc, sâu sắc chân thật dễ bị tổn thương và cao thượng.
+ Số phận của Vũ Nương là một bi kịch: - Sợ mất đi những điều tốt đẹp.
- Cái đẹp bị hủy diệt. - Khát vọng hạnh phúc và khả năng không thể thực hiện hạnh phúc đó trong thực tiễn.
+ Nguyên nhân :
- Trương Sinh vô học, gia trưởng độc đoán, ghen tuông mù quáng. - Sự vô tình của hoàn cảnh.
- Chiến tranh phi nghĩa gia đình li tán vợ chồng không hiểu nhau.
- Vũ Nương yếu đuối, bất lực.
- Tố cáo XHPK xem trọng quyền uy của kẻ giàu và 1 đàn ông trong gia đình.
Nương cho thấy:
=> Nàng trong sạch, ngay thẳng, cao thượng.
Trong XHPK người phụ nữ trơ trọi, cô độc, bị đầy đọa không thể có hạnh phúc.
3. Nỗi oan được giải:
nhiên vô lí mà quyết định cả số phận một con người.
- Bi kịch của Vũ Nương có ý nghĩa tố cáo như thế nào?
- Gọi học sinh đọc phần 3 (hoặc tóm tắt phần truyện kể về việc Vũ Nương được giải oan).
- Nỗi oan của Vũ Nương được hóa giải bởi tình huống nào? Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng tình huống đó?
- Tố cáo chiến tranh phi nghĩa gia đình li tán. - Dưới XHPK người phụ nữ đức hạnh không được bênh vực che chở mà còn bị đối xử bất công vô lí (chỉ vì câu nói ngây thơ của đứa trẻ, vì sự hồ đồ, vũ phu của anh chồng ghen tuông mà đến nỗi phải kết liễu cuộc đời của mình).
- T.Sinh tỉnh ngộ nhưng việc đã qua rồi. Vũ Nương tự tử nhưng không chết do được các nàng tiên dưới biển cứu. Dưới thủy cung, tình cờ nàng gặp lại người cùng làng là Phan Lang khuyên nàng trở về sum họp gia đình. Trương Sinh lập đàn giải oan cho Vũ Nương. Nàng hiện lên nhưng quyết định sống dưới biển chứ không trở về dương thế.
- Đứa con trỏ cái bóng trên tường mà nói: “cha Đản đến kia kìa”.
Chi tiết cái bóng là chất liệu nghệ thuật để thắt nút truyện thì cũng là để mở nút truyện, giải tỏa sự oan khiên của Vũ Nương. Đây là nét độc đáo của việc xây dựng tình huống truyện bằng chất liệu nghệ thuật.
- Vũ Nương ở dưới thủy cung thể hiện sự kết thúc có hậu. Đúng lời thề minh oan cho nàng. Người có phẩm hạnh dù chết oan vẫn giữ chọn phẩm hạnh của mình.
- Truyện có thể kết thúc ở đây cũng đã chọn vẹn song tác giả còn viết thêm đoạn đời của Vũ Nương ở dưới thủy cung. Theo em đoạn truyện này có ý nghĩa gì?
- Chi tiết Vũ Nương gặp Phan Lang có ý nghĩa gì?
- Sau khi được giải oan Vũ Nương nói vọng câu gì?
- Điều ấy có ý nghĩa gì?
- Kết chuyện mang tính bi kịch này gợi em liên tưởng đến nv nào của
- Dưới thủy cung được sống sung sướng nhưng vẫn nhớ gia đình.
- Mong bày tỏ, mong xác được xác định tấm lòng trong trắng , ngay thẳng, trọng tình. - “Đa tạ tình chàng , , , được nữa”. Nàng là người đọ lượng thủy chung, ân nghĩa nhưng hiện thực cuộc sống áp bức bất