Luyện tập: Bài tập 1:

Một phần của tài liệu giao an van 9 quyen 1 (Trang 79 - 84)

Bài tập 1:

- Cả hai tình huống đều là cách dẫn trực tiếp. - Ví dụ (a)  dẫn lời. - Ví dụ (b)  dẫn ý.

Bài tập 2:

a. + Dẫn trực tiếp :

- Trong “báo cáo chính trị” tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng. Hồ Chủ Tịch nhấn mạnh: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”.

+ Dẫn gián tiếp:

- Trong “báo cáo chính trị”... Hồ Chủ Tịch nhấn mạnh rằng chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu cho một dân tộc anh hùng.

b. + Dẫn trực tiếp :

- Trong cuốn sách “Hồ Chủ Tịch, hình ảnh của dân tộc, tinh hoa của thời đại”. đồng chí Phạm Văn Đồng viết: “Giản dị trong đời sống, trong quan hệ

với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được”.

+ Đẫn gián tiếp :

- Trong cuốn sách: “Hồ Chủ Tịch ...”,đồng chí Phạm Văn Đồng khẳng định rằng Hồ Chủ Tịch là người giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho nhân dân hiểu được, nhứ được, làm được.

c. + Dẫn trực tiếp :

- Trong cuốn sách “Tiếng Việt, một biểu tượng hùng hồn của sức sống dân tộc”, ông Đặng Thai Mai khẳng định: “Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình”.

+ Dẫn gián tiếp :

- Trong cuốn sách “Tiếng Việt ...”, ông Đặng Thai Mai khẳng định rằng người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.

Bài tập 3:

- Hôm sau, linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía, dựng mười hạt minh châu, sai sứ giả Xích Hỗn đưa Phan Lang ra khỏi nước. Vũ Nương cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng và dặn Phan nói với chàng

Trương rằng nếu có nhớ chút tình xưa nghĩa cũ thì xin hãy lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, vợ chàng sẽ trở về.

* Củng cố

1. Câu sau trong văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” có cách dẫn nào? - “Nhưng nàng hỏi chuyện kia có ai nói ra, thì lại giấu không kể lời con nói”.

A. Cách dẫn trực tiếp. B. Cách dẫn gián tiếp. 2. Câu sau trong văn bản “Chuyện...” là câu dẫn ý hay dẫn lời?

- “Nhưng khi nhận ra được chiếc hoa vàng, chàng mới sợ hãi mà nói: - Đây quả là vật mà vợ tôi mang lúc ra đi”.

A. Cách dẫn ý. B. Cách dẫn lời.

* Hướng dẫn học sinh học ở nhà:

1. Nhận định nào nói đầy đủ nhất dấu hiệu để nhận ra lời nói của nhân vật được dẫn ra trong các tác phẩm văn xuôi?

A. Thường được viết tách ra như kiểu viết đoạn văn. B. Có thêm dấu gạch ngang ở đầu lời nói.

C. Cả A, B đều đúng. D. Cả A, B đều sai.

2. Viết đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.

Ngày 17 tháng 09 năm 2008 Tiết 20

TẬP LÀM VĂN

LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ

A. Mục tiêu:

1. Giúp học sinh ôn lại mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự.

2. Tích hợp với các văn bản đã học, với tiếng việt ở việc sử dụng ngôn ngữ trong kể chuyện, 3. Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự theo các yêu cầu khác nhau càng ngắn gọn hơn , nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các ý chính, nhân vật chính.

B. Chuẩn bị:

- Ôn lại các văn bản tự sự đã học ở lớp 8, kiến thức về văn bản tự sự.

C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:

* Ổn định tổ chức:

* Kiểm tra bài cũ. - Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?

(Kể lại cốt truyện để người đọc hiểu được bội dung cơ bản của tác phẩm ấy). - Khi tóm tắt cần phải chú ý điều gì?

(+ Phải căn cứ vào những yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm là: Sự việc, nhân vật chính, (hoặc cốt truyện và nhân vật chính).

+ Có thể xen kẽ có mức độ có yếu tố bổ trợ: Các chi tiết các nhân vật phụ, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại và độc thoại nội tâm)

*. Luyện tập

- Gọi học sinh đọc 3 tình huống

- Nêu mục đích yêu cầu của các tình huống.

Giáo viên: Trong thực tế, không phải lúc nào, chúng ta cũng có thời gian và điều kiện để đọc, xem trực tiếp những tác phẩm dài. Vì vậy, việc tóm tắt tự sự là

I.

Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự

sự:

+ Tình huống 1: kể lại diễn biến phim (có thể có ít, có nhiều khác tác phẩm văn học), để thỏa mãn thị hiếu, tăng cường hiểu biết, hãy so sánh với tác phẩm đã học.

+ Tình huống 2: Đọc trực tiếp tác phẩmđể hứng thú hơn khi phân tích tác phẩm.

+ Tình huống 3: Kể lại tóm tắt để giới thiệu tác phẩm với bạn đọc yêu thích, khơi gợi hứng thú tìm hiểu tác phẩm.

- Lớp trưởng kể tóm tắt cho cô giáo chủ nhiệm

một yêu cầu tất yếu do cuộc sống đề ra. - Hãy nêu những tình huống khác mà em thấy cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt tự sự?

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập?

(Thảo luận nhóm: 4 nhóm) - Các sự việc chính đã được nêu đầy đủ chưa?

- Các sự việc đã hợp lí chưa? Có gì cần thay đổi không?

- Hãy sắp xếp lại các sự việc, nhiệm vụ cho hợp lí rồi viết tóm tắt chuyện người con gái Nam Xương khoảng 20 dòng?

- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập 3?

Qua các nội dung vừa tìm hiểu, em hãy rút ra mục đích và yêu cầu của việc tóm tắt tác phẩm tự sự

nghe về một hiện tượng vi phạm nội quy của lớp.

- Tóm tắt một tác phẩm để giới thiệu trong chương trình “ mỗi ngàu một cuốn sách”_ chào buổi sáng của VTV1.

- Giới thiệu sách mới của nhà xuất bản, của thư viện.

- Giới thiệu sách đang được mọi người xem là thời sự văn học...

Một phần của tài liệu giao an van 9 quyen 1 (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w