1. Nội dung:
- Ca ngợi thiên nhiên tươi đẹp, con người thân thiện hạnh phúc. - Tác giả là người yêu thiên nhiên hiểu lòng người, có tài miêu tả (ít lời mà gợi tả được cảnh sắc riêng và biến thái của lòng người). 2. Nghệ thuật: - Tả cảnh gắn với tả tình. - Tả cảnh ngụ tình. - Tình và cảnh tương hợp.
Thông qua những biện pháp nghệ thuật, ẩn dụ, so sánh, ước lệ, dùng từ láy, từ ghép....
* Củng cố luyện tập:
1. Diễn xuôi đoạn thơ tả cảnh ngày xuân?
2. Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” được kết cấu theo cách nào?
A. Theo trình tự không gian của cảnh. B. Theo trình tự nguyên nhân, kết quả. C. Theo trình tự thời gian của cuộc du xuân. D. Kết hợp trình tự thời gian, không gian.
3. Nô nức yến anh:
A. Hoán dụ. B. Ẩn dụ. C. Nhân hóa. D. So Sánh.
4. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Tà tà bóng ngả về tây
...Nhịp cầu nho nhỏ cuối nghềnh bắc ngang”.
Điểm nổi bật về từ ngữ trong 6 câu thơ trên là gì? A. Dùng nhiều động từ, tính từ.
B. Dùng nhiều động từ và từ láy. C. Dùng nhiều từ láy gợi cảm. D. Dùng nhiều từ đồng nghĩa.
* Hướng dẫn học bài ở nhà.
1. Có ý kiến cho rằng bức tranh thơ “Cảnh mùa xuân” của Nguyễn Du rất dễ chuyển thành bức tranh của đường nét và màu sắc trong hội họa. Em có đồng ý với nhận định này không? Vì sao?
2. Soạn: “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
Ngày 01 tháng 10 năm 2008
Tiết 29:
TIẾNG VIỆT THUẬT NGỮ
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm của nó. - Tích hợp: dùng một số ngữ liệu trong các văn bản đã học.
- Rèn kĩ năng giải thích nghĩa của thuật ngữ và vận dụng thuật ngữ trong nói viết.
B. Chuẩn bị:
- GV: Xây dựng tình huống. Bảng phụ, phiếu học tập.
- học sinh: Nghiên cứu bài ở nhà.
C. Tiến trình tổ chức dạy_ học:
* Ổn đinh tổ chức lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
1. Nêu các hình thức phát triển của từ vựng Tiếng Việt? Cho một ví dụ? 2. Tìm 5 từ ngữ cho mô hình sau? Văn+ X.
* Bài mới. * Khởi động:
GV nêu tình huống:
+ Khi đi chợ mua thịt các em sẽ chọn cách nói nào sau đây? - Cô ơi bán cho cháu 5 lạng thịt thăn!
- Cô ơi bán cho cháu 500 gam thịt thăn! + Vì sao em lại chọn cách đó?
+ Cách nói thứ hai tại sao không đước sử dụng nhiều trong các trường hợp như vậy?